Đừng bỏ qua dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em nhỏ

Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em không nên bỏ qua


Suy hô hấp cấp ở trẻ em là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tính mạng của trẻ. Nếu các bậc phụ huynh không kịp thời nhận biết dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em để kịp thời xử lý, hậu quả xảy ra có thể rất đáng tiếc!

Vì sao trẻ em dễ bị suy hô hấp?

Hít thở hay còn được gọi là quá trình hô hấp. Đó là quá trình để không khí có thể đi vào trong phổi dựa trên sự chênh lệch về áp suất không khí giữa phổi và môi trường bên ngoài. Quá trình hít thở đòi hỏi sự hoạt động nhịp nhàng của tất cả các cơ quan trong hệ hô hấp. Bất kỳ cơ quan nào bị tổn thương, suy giảm chức năng đều gây ảnh hưởng, làm giảm hiệu quả hô hấp, gây khó thở, thiếu oxy trong máu. Trong trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng nồng độ oxy trong máu tuột dưới mức an toàn hoặc nồng độ CO2 trong máu quá cao đều có nguy cơ dẫn đến choáng, ngất hoặc nghiêm trọng hơn là chết não.

Đừng bỏ qua các dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em
Suy hô hấp cấp ở trẻ em là trường hợp cấp cứu thường gặp tại các trung tâm y tế, bệnh viện.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi sơ sinh, có hệ hô hấp còn yếu, chưa đủ khả năng đề kháng với các tác nhân gây bệnh từ ngoài môi trường. Các loại virus, vi khuẩn, nấm, vi sinh dễ dàng xâm nhiễm vào hệ hô hấp của trẻ thông qua các thói quen xấu như cắn móng tay, mút tay… Đây chính là nguyên do trẻ thường mắc các bệnh lý hô hấp, kết hợp với sức đề kháng yếu, ăn uống thiếu chất, bệnh có thể tiến triển nặng, từ đó dẫn đến tình trạng suy hô hấp.

Nói ngắn gọn, suy hô hấp là hệ quả của quá trình trẻ nhiễm bệnh hô hấp lâu ngày, một số trường hợp suy hô hấp cấp tính có thể do trẻ nuốt dị vật tắc nghẽn đường thông khí hoặc bị dị ứng gây ra sốc phản vệ. Các bậc phụ huynh cần kiểm tra sức khỏe của trẻ thường xuyên, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, qua đó nâng cao khả năng chống chịu các bệnh đường hô hấp ở trẻ.

Xem thêm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Suy Hô Hấp Ở Trẻ Sơ Sinh

Các giai đoạn suy hô hấp ở trẻ em

Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ em là trường hợp cấp cứu thường gặp nhất, cần phải được can thiệp ngay. Trên thực tế, tình trạng suy hô hấp cấp có thể phân chia ra thành 2 loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng:

- Loại nặng: Cần can thiệp chủ yếu bằng thuốc, có thể giải quyết được triệu chứng bằng thuốc điều trị hoặc một số thủ thuật không đáng kể.

- Loại nguy kịch: Cần phải can thiệp cấp cứu ngay bằng các thủ thuật y khoa, sau đó mới dùng thuốc hoặc phải tiến hành song song (đặt nội khí quản, bóp bóng, thở máy...)

Khi nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng của suy hô hấp cấp, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

Đừng bỏ qua các dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em
Trẻ bị suy hô hấp cấp cần được đưa ngay đến trung tâm cấp cứu để được can thiệp đúng cách và kịp thời.

Nhận biết dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em

Trẻ khó thở

Tình trạng thiếu oxy máu, kèm theo tăng hay không tăng PaCO2 (áp lực riêng phần khí carbonic trong động mạch) cũng đều gây ra khó thở. Nhịp thở của bé có thể tăng trên 25 chu kỳ/phút, thường có co kéo cơ hô hấp phụ, tương tự như trong viêm phế quản phổi. Đôi khi nhịp thở có thể giảm dưới 12 chu kỳ/phút. Trường hợp bé khó thở phải chỉ định thở máy ngay vì khi đó nhịp thở sẽ chậm dần, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đừng bỏ qua các dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em
Trường hợp trẻ bị suy hô hấp nặng, các bác sỉ có thể chỉ định
thở máy cho trẻ ngay.

Da trẻ xanh tím tái

Khi trẻ bị suy hô hấp, chỉ số SpO2 hạ thấm hoặc PaCO2 tăng cao tương tự trong đợt cấp của viêm phế quản mãn tính, từ đó trẻ bắt đầu có biểu hiện tím tái ở môi và các chi. Một dấu hiệu dễ nhận biết khác đó là hiện tượng “ngón tay dúi trống”.

Ngón tay dùi trống là hiện tượng móng tay hoặc móng chân phát triển lớn hơn bình thường và có hình dáng như một chiếc thìa úp ngược, đầu ngón tay có xu hướng sưng tấy và chuyển sang màu đỏ. Đây là một tình trạng bất thường của ngón tay và móng tay.

Đừng bỏ qua các dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em
Hiện tượng ngón tay dúi trống.

Trẻ bị rối loạn tim mạch

Khi trẻ bị suy hô hấp, nhịp tim có xu hướng tăng nhanh, huyết áp cũng tăng trong giai đoạn đầu, giai đoạn sau huyết áp bắt đầu giảm dần. Khi này, trẻ cần được can thiệp cấp cứu ngay bằng các biện pháp như bóp bóng, đặt ống nội khí quản, hút đờm hoặc thở máy.

Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị ngừng tim do thiếu oxy trầm trọng hoặc tăng PaCO2 quá mức. Lúc này, trẻ cần được cấp cứu nhanh chóng, có thể tăng tỷ lệ sống sót nếu được can thiệp trước 5 phút.

Rối loạn thần kinh và ý thức

Khi trẻ bị suy hô hấp, nồng độ oxy trong máu hạ và ngược lại, chỉ số PaCO2 tăng, từ đó gây tổn thương não và biểu hiện rõ ở các rối loạn thần kinh và ý thức. Cụ thể, trẻ gặp các rối loạn thần kinh dễ nhận biết như co giật, lẫn lộn, mất phản xạ gân xương, cơ bắp. Trẻ cũng gặp các rối loạn ý thức như lờ đờ, uể oải, hôn mê.

Trên đây là tổng hợp các dấu hiệu cận lâm sàng dễ nhận biết khi trẻ bị suy hô hấp. Khi gặp các biểu hiện trên, cha me hãy nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được can thiệp cấp cứu nhé!

Tìm hiểu: các loại thảo mộc tốt cho đường hô hấp