Bệnh về đường hô hấp mạn tính có thể làm giảm lưu lượng oxy đi khắp cơ thể, và gây ra nhiều biến chứng, từ khó thở, ho mạn tính đến đau ngực, mệt mỏi. Việc sử dụng thuốc kháng viêm lại thường gây tác dụng phụ có hại hoặc di chứng về sau. Hãy cùng chúng tôi khám phá một số loại thảo mộc tốt cho đường hô hấp, giúp hỗ trợ điều trị mà không cần dùng quá nhiều thuốc nhé!
Tiếp xúc với khói thuốc lá và ô nhiễm khói có thể gây kích ứng nghiêm trọng cho phổi và mũi. Theo thời gian, tiếp xúc thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương hô hấp nghiêm trọng và suy giảm chức năng phổi. Và điều trị thông thường là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh gây ra tác dụng phụ như gây dị ứng, buồn nôn, khó thở và rối loạn nhịp tim, đồng thời gây tình trạng kháng kháng sinh.
Đặc biệt, trong giai đoạn của đại dịch Covid-19 đang hoành hành, mọi dấu hiệu của bệnh viêm phổi đều rất đáng lo ngại. Vì vậy, mọi người cần thận trọng, chăm sóc tốt sức khỏe để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhất là hệ hô hấp. Rất may là có một số thảo dược có thể tác động tích cực đến phế quản và đường dẫn khí vận chuyển oxy cung cấp cho cơ thể. Các loại thảo mộc sau đây có thể giúp tăng cường sức khỏe hô hấp tổng thể
Cam thảo là phương thuốc phổ biến cho các tình trạng hô hấp nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm. Cảm thảo có tác dụng làm dịu ở màng nhầy của cổ họng và phổi. Nó không chỉ có thể làm dịu đường thở bị kích ứng mà còn có thể kích thích cơ thể đẩy đờm và chất nhầy dư thừa.
Bạc hà chứa các hợp chất hoạt tính sinh học giúp làm sạch đường mũi và làm dịu viêm. Menthol, hợp chất chính trong bạc hà, là chất kháng histamine tự nhiên có thể điều trị các phản ứng dị ứng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bạc hà cũng làm mát trong suốt đường mũi.
Gợi ý: Bệnh lý ngưng thở khi ngủ và những điều cần biết
Bạc hà. (Ảnh: Internet)
Rau kinh giới là nguồn thực phẩm tuyệt vời của chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus có thể điều trị nhiễm trùng. Axit rosmarinic, một chất chống oxy hóa có trong trong rau kinh giới, cũng hoạt động như một chất kháng histamin và thuốc thông mũi tự nhiên.
Rau kinh giới. (Ảnh: Internet)
Inulin, một loại polisaccarit có trong hành tây, lúa mì và măng tây, có thể làm dịu các ống phế quản bị kích thích. Hành tây có tác dụng tốt với hệ hô hấp, nhất là giảm ho, nhiễm khuẩn, cảm lạnh và cúm.
Hành tây. (Ảnh: Internet)
Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, bạch quả thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng hen suyễn như khó thở và ho mạn tính. Nó cũng có thể làm dịu các ống phế quản và túi khí (phế nang) bị kích ứng, giảm viêm đường thở, tăng dung tích phổi, giảm ho và trị viêm phế quản.
Bạch quả. (Ảnh: Internet)
Cỏ xạ hương thường được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn và virus nhờ đặc tính kháng sinh và kháng virus mạnh, ức chế sự phát triển của virus. Các nhà y học Đức đã phát hiện ra rằng, thymol và carvacrol có trong cỏ xạ hương có khả năng tăng cường khả năng miễn nhiễm của đường hô hấp đối với virus, vi khuẩn. Hương thảo thường được sử dụng để pha trà thảo dược, có thể làm giảm triệu chứng viêm phổi.
Echinacea là loại thảo dược thường được sử dụng để điều trị viêm, nhiễm trùng, đặc biệt là cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ chống lại mầm bệnh do virus và vi khuẩn như cảm lạnh và cúm thông thường. Hoa cúc dại có thể sử dụng ở dạng cồn thuốc, thuốc mỡ, viên nén, trà thảo dược, có bán ở các quầy thuốc...
Cây mullein chứa chất chống oxy hóa có thể loại bỏ chất nhầy và đờm làm tắc nghẽn xoang, họng và phổi. Có tác dụng mạnh mẽ trị viêm phế quản, hen suyễn và các bệnh đường hô hấp. Dầu Mullein làm dịu màng nhầy rất tốt. Hoa và lá của nó thường được sử dụng để làm trà thảo dược, cũng có bán ở các nhà thuốc.
Tại Việt Nam, việc tìm các loại thảo mộc trên không quá khó khăn. Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm không khí tại nước ta lại làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt ở độ tuổi trẻ em. Vì thế, bên cạnh việc sử dụng thảo mộc đúng cách giúp bảo vệ đường hô hấp, mọi người cần chú ý thực hiện các biện pháp khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, năng vận động. Có thế, hệ hô hấp mới đủ sức chống chọi với những yếu tố xâm hại từ môi trường.
>>> Website Maytrotho.vn chia sẻ thông tin máy thở cho người bệnh COPD và ngưng thở khi ngủ