Hãy bỏ ngay các thói quen xấu gây ung thư phổi

Bỏ ngay các thói quen xấu có thể dẫn đến ung thư phổi


Thói quen hằng ngày khiến bạn có nguy cơ bị ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao hiện nay. Tuy nhiên, ít ai biết những thói quen xấu hằng ngày của bạn là nguồn gốc gây nên căn bệnh chết người này. Dưới đây là những thói quen xấu gây ung thư phổi bạn nên tham khảo.

Thói quen xấu gây ung thư phổi. (Ảnh:Internet)
Thói quen xấu gây ung thư phổi. (Ảnh:Internet)

Lười tập thể dục

Hầu như chúng ta ai cũng biết rằng việc tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh tật. Tuy nhiên, chúng ta lười. Khi lười, bạn sẽ nghĩ ra hàng tá lý do để bạn không thể xỏ giày vào chân và tập luyện.
“Hôm nay tôi không được khỏe?”, “Trời mưa, tôi không thể chạy”, “tôi thấy không cần tập thể dục, tôi vẫn khỏe”…
Theo Sổ tay phòng chống ung thư của Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), trực thuốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết lười tập thể dục là con đường ngắn nhất gây nên các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng mức độ nguy hiểm của việc lười vận động cũng tương đương như bệnh béo phì và hút thuốc lá.
Một nghiên cứu thuộc Đại học Stanford (Anh) chỉ ra rằng Việt Nam là một trong 10 nước lười vận động nhất thế giới. Thực trạng này là nguyên nhân gây ra cái chết cho 5,3 triệu người mỗi năm. Con số này là hồi chuông cảnh báo mọi người hãy rèn luyện thói quen tập thể dục mỗi ngày, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Việc thường xuyên tập thể dục có thể giảm sự phát triển của các hormone gây ra ung thư, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Lười tập thể dục là thói quen xấu gây ung thư phổi.
Lười tập thể dục là thói quen xấu gây ung thư phổi. (Ảnh:Internet)

Ăn quá ít rau củ quả

Thời gian làm việc bận rộn, đặc biệt thói quen ăn ngoài nhiều khiến bạn ít ăn rau củ quả. Một bữa ăn thiếu rau xanh là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. TS. Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới mỗi người trưởng thành cần ăn ít nhất 5 suất rau, trái cây tương đương với khoảng 400 gram hằng ngày. Hoa quả sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ gây bệnh ung thư phổi, viêm họng, thanh quản, thực quản.
Mỗi suất rau hoặc trái cây tương đương với 80 gram phần ăn được. Lượng này tương đương với 1 trái chuối, táo, kiwi cỡ vừa hoặc một bát rau xanh, nửa cốc nước ép hoa quả. Có nhiều cách để thực hiện thói quen thêm rau cho bữa ăn hằng ngày.
Bạn có thể lên một lịch không ăn thịt, thêm rau vào các món ăn bạn yêu thích, luôn dự trữ các loại rau củ quả trong tủ lạnh của bạn, …

Ăn ít rau củ quả gây ung thư phổi. (Ảnh:Internet)
Ăn ít rau củ quả gây ung thư phổi. (Ảnh:Internet)

Ngoái mũi thường xuyên

Bạn vô thức ngoái mũi chứ không hề có chủ đích. Tuy nhiên, việc ngoái mũi thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn đang rước bệnh tật vào trong mũi mình. Nguyên nhân đến từ cảm giác khó chịu trong mũi, bạn chỉ vô thức tìm hiểu mối khó chịu đó bằng cách dúi tay vào mũi mà thôi. Thói quen này thường gặp ở các bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng.
Niêm mạc mũi mỏng, là vùng tập trung các mạch máu nhỏ và nông tạo không gian để luồng không khí vào. Ngay trước vách mũi có một điểm mạch máu dễ bị tổn thương. Nếu bạn hắt hơi mạnh, móc mũi… có thể gây chảy máu cam. Hiện tượng này hay xảy ra ở trẻ em, vì chúng không biết được tác hại của việc ngoái mũi. Một số khác lại thích nhổ lông mũi vì lông mũi quá dài. Đây là điều không nên làm. Các lông ở mũi có tác dụng giữ lại các hạt bụi trong không khí hít vào, giúp bảo vệ đường hô hấp trong lành hơn. Nếu lông mũi dài quá, thò ra ngoài gây mất thẩm mỹ, bạn chỉ nên cắt phần ngọn chứ không nên nhổ lông mũi, gây tổn thương, viêm mũi.

Ngoái mũi là thói quen gây ung thư phổi. Ảnh:Internet.
Ngoái mũi là thói quen gây ung thư phổi. Ảnh:Internet.

Uống rượu bia quá nhiều

Chiều đi làm về, bạn bè rủ bạn uống vài cốc bia thư giãn. Mới đầu chỉ là vài cốc, lát sau, cao hứng, bạn uống thêm vài cốc nữa. Và rồi, bạn bê bết tới tận khuya mới về, thậm chí tới 2, 3h sáng mới về tới nhà. Bạn chỉ nhủ với lòng rằng uống có một hôm thôi, có chết đâu mà sợ. Tuy nhiên, một hai hôm, rồi hai ba tuần thành thói quen ăn sâu vào lối sống hằng ngày của bạn.
Nhưng, bạn đâu ngờ rằng, từng thói quen này lại hình thành nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Rượu có thể tạo điều kiện cho các hóa chất độc hại thâm nhập vào đường tiêu hóa. Rượu hoạt động giống như chất kích thích ở khoang miệng và hầu họng. Các tế bào tổn thương do rượu gây ra cố gắng tự sửa chữa, gây biến đổi các DNA, tác nhân gây nên bệnh ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
Vì vậy, hãy nhớ rằng uống càng ít rượu bia, bạn càng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu phải làm công việc thường xuyên giao tiếp gặp khách hàng, bạn nên uống mức độ vừa phải. Không nên uống quá hai cốc/ngày.

Uống rượu bia gây ung thư phổi. (Ảnh:Internet).
Uống rượu bia gây ung thư phổi. (Ảnh:Internet).

Thói quen ăn mặn

Muối là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Nó giúp các món ăn trở nên đậm đà, thơm ngon hơn. Tuy nhiên việc ăn mặn quá nhiều là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Ăn mặn thường xuyên cũng làm tăng huyết áp. Huyết áp cao gây bệnh đau tim, đột quỵ, bệnh thận. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, ăn mặn thường xuyên dẫn tới 62% đột quỵ não. Các nhà khoa học khuyên rằng nếu giảm 1 thìa muối trong bữa ăn hằng ngày, bạn đang giảm nguy cơ bệnh đột quỵ.

Ăn quá mặn là thói quen không tốt cho phổi. (Ảnh:Internet).
Ăn quá mặn là thói quen không tốt cho phổi. (Ảnh:Internet).

Vì vậy, bạn nên mua các sản phẩm tươi, hạn chế các sản phẩm đóng hộp. Vì trong các sản phẩm đóng hộp, lượng muối nhiều hơn. Trong chế biến món ăn, bạn nên chế biến các món luộc, hấp hơn là chế biến các món kho, xào. Khi nấu nướng, tránh trường hợp nấu quá mặn, bạn nên nêm nếm thức ăn trước khi cho muối vào. Trong quá trình ăn, bạn nên hạn chế chấm. Hoặc bạn có thể pha loãng các nước mắm, dùng thêm các gia vị khác để tăng vị giác.
Trên đây là một số thói quen xấu gây nên ung thư phổi cho bạn mỗi ngày. Nếu bạn đang có thói quen này, hãy cố gắng thực hiện thói quen khác để khắc phục chúng mỗi ngày. Đây là hành động giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư.

>>> Đừng bỏ qua thông tin Các dấu hiệu bệnh ngưng thở khi ngủ nguyên nhân cách chữa