Các dấu hiệu bệnh ngưng thở khi ngủ nguyên nhân cách chữa

Các Dấu Hiệu Ngưng Thở Khi Ngủ


Bệnh ngưng thở khi ngủ là một trong những hội chứng nguy hiểm tiềm ẩn, topic sau đây page maytrotho Luna xin chia sẻ các thông tin dấu hiệu ban đầu của bệnh, cũng như nguyên nhân cách chữa trị.

Bệnh ngưng thở khi ngủ là gì

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.
Tỉ lệ mắc hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người Việt Nam ngày càng cao nhưng mức độ nhận biết của người dân cũng như nhân viên y tế  đối với hội chứng này còn thấp.
Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm: tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung...

 

 

Nguyên nhân của bệnh ngưng thở khi ngủ

 

Hai nguyên nhân chính có thể được xem là gây ra bệnh ngưng thở khi ngủ.
 
Yếu tố cấu tạo cơ thể: 

  • Béo phì

  • Amidan quá phát

  • Vòm hầu thấp

  • Cổ ngắn và to

  • Lưỡi dày và dài

  • Cằm lẹm…

Yếu tố thần kinh:

  • Liệt vòm hầu

  • Mất trương lực thần kinh cơ vùng hầu họng

 

 

Dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ

Khi người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh vẫn có thời gian ngủ như bình thường, nhưng chất lượng giấc ngủ kém, bị gián đoạn, ngủ không đủ sâu, thường xuyên thiếu oxy khi ngủ.
Dấu hiệu nhận biết chứng ngưng thở khi ngủ:
Triệu chứng ban đêm:

  • Thức giấc ban đêm nhiều, giấc ngủ gián đoạn, tiểu đêm.

  • Thở hổn hển, thở phì phò

  • Rối loạn tình dục…

  • Ngưng thở: Trong lúc ngủ việc ngưng thở xuất hiện thời gian 10 giây, và theo từng cơn dễ dẫn đến thiếu nồng độ oxy trong máu, rất nguy hiểm. 

  • Ngáy to, kéo dài, đứt đoạn: Người mắc chứng ngưng thở thường xuyên ngáy khi ngủ. Tiếng ngáy kèm tiếng khịt mũi, thở gấp, nghe như bị nghẹt thở. Người bệnh có cảm giác ngộp, giật mình tỉnh giấc, đôi khi ngưng thở khi ngực và bụng không nhấp nhô theo nhịp.

Đọc thêm Bị ngưng thở khi ngủ thì phải làm sao

Triệu chứng ban ngày
 
  • Không sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng
  • Đau đầu khi mới thức giấc: Thường xuyên cảm thấy đau đầu mỗi sáng thức dậy có thể do hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra. Nguyên nhân do sự thay đổi nồng độ oxy ở não trong đêm.
  • Theo bác sĩ Lan, người mắc hội chứng này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhồi
  • máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đột quỵ…
  • Buồn ngủ ban ngày: khi đọc báo, xem tivi, lái xe…Đây là một trong các dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Buồn ngủ ban ngày làm chất lượng công việc giảm sút, dễ gây tai nạn giao thông và tai nạn lao động...
  • Mất chú ý, mất tập trung, giảm trí nhớ,
  • Giảm ham muốn, giảm tiếp xúc xã hội, dễ kích thích, đau ngực, tim nhanh, buồn bã, lo âu…
  • Mệt mỏi cả ngày: Người bị ngưng thở khi ngủ thường mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, dễ cáu gắt. 
 

Hậu quả của bệnh ngưng thở khi ngủ:
Buồn ngủ ngày quá mức dẫn đến tai nạn xe cộ, bệnh nhân SA có % tai nạn giao thông tăng 3-7 lần.
  • Nguy cơ tim mạch :
    • Tăng HA do giảm O2 máu.
    • Tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim…
    • Tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
    • Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
  • Nguy cơ tử vong do ngưng thở kéo dài.
  • Giảm chất lượng cuộc sống, giảm sức khỏe, giảm hiệu quả công việc, học tập, giảm ham muốn…
  • Gây rối loạn trầm cảm lo âu
     

Cách chữa bệnh ngưng thở khi ngủ

 
Đối với phần lớn người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, lựa chọn duy nhất là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục CPAP.
Thiết bị này cung cấp áp suất không khí qua một mặt nạ được đặt trên mũi trong lúc ngủ, áp lực của không khí thở là liên tục và có phần lớn hơn của không khí xung quanh, chỉ là đủ để giữ cho đường hô hấp trên thở. Điều này sẽ làm ngăn chặn ngưng thở và ngáy.
Mặc dù CPAP luôn thành công và hầu hết thường được sử dụng cho phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ, giải pháp này thật không dễ dàng chấp nhận và cũng có nhiều khuyết điểm vì chi phí mua máy thở khá cao và một số người thấy nó cồng kềnh khó chịu do phải đeo mặt nạ thở suốt đêm. Nhưng đối với những ai phải chịu đựng sự mỏi mệt ban ngày kéo dài do chứng ngưng thở khi ngủ ban đêm và luôn căng thẳng lo lắng thì giải pháp đó chính là chiếc phao cứu sinh cho họ.
Có một số phương pháp chỉ cần sự nỗ lực từ bạn, điều này có thể thay đổi về bệnh lý ngưng thở khi ngủ. Những phương pháp cần rất nhiều nỗ lực và có kế hoạch thực hiện từ phía bạn.
Chúng ta hãy bắt đầu với những cách dễ nhất.
Giải quyết  nguyên nhân từ yếu tố cơ thể, thần kinh:
  • Béo phì: Giảm cân (Dinh dưỡng hợp lý + Thể dục)
  • Amidan quá phát: Cắt Amidan
  • Vòm hầu thấp đơn thuần: Phẫu thuật khoét vòm hầu
  • Lưỡi dày và dài: Chỉnh hình lưỡi
  • Bệnh thần kinh cơ: điều trị nội thần kinh + điều trị giấc ngủ
Thay đổi cách sinh hoạt, lối sống:
  • Nằm nghiêng
  • Tránh rượu bia
  • Tránh dùng thuốc an thần, thuốc ngủ khi chưa được chỉ định
  • Dùng máy trợ thở CPAP - Đeo dụng cụ hàm giả - Khoét vòm hầu
 

Can thiệp phẫu thuật
Phẫu thuật cổ họng
Phẫu thuật đôi khi có thể là một cách hiệu quả điều trị ngưng thở khi ngủ - đặc biệt là nếu ngưng thở của bạn gây ra do cấu trúc của đường hô hấp của bạn.
Có một số thủ tục phẫu thuật có thể mở đường thở của bạn như loại bỏ các mô ở mặt sai của cổ họng với laser hoặc với tần số vô tuyến năng lượng, phẫu thuật cắt bỏ amidan mở rộng hoặc vòm họng,...
Phẫu thuật mũi
Cũng giống như phẫu thuật cổ họng, phẫu thuật mũi có thể là một phương pháp điều trị ngưng thở của bạn hiệu quả. Bao gồm:
  • Phẫu thuật mũi cắt bỏ khối u hoặc lệch vách ngăn mũi
  • Loại bỏ mô bị nhiễm trùng trong xoang
  • Mở rộng hoặc loại bỏ mô ở khu vực xoang trên.

Phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ bằng cách nào ?
 
  1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động hợp lý để tránh khỏi béo phì.
  2. Tập thể dục hằng ngày và thường xuyên để giảm bớt lượng mỡ thừa và tăng trương lực cơ đặc biệt là ở người già.
  3. Không được sử dụng rượu bia nhiều.
  4. Loại bỏ các chất gây nghiện và thuốc an thần khi không được chỉ dẫn của bác sĩ.
  5. Khi phát hiện và điều trị sớm các bệnh như: nhược cơ, liệt cơ, to đầu chi, tăng huyết áp, tiểu đường,..
  6. Kiểm soát và thăm khám bệnh sớm khi có các triệu chứng: Ngáy, gián đoạn trong lúc ngủ ban đêm, thở bị ngắt quãng khi ngủ, tiểu đêm, mệt vào hôm sau, đau đầu buổi sáng, buồn ngủ ngày nhiều, giảm trí nhớ,...
>>>>> Dòng máy bipap hỗ trợ thở không xâm lấn đem lại cảm giác dễ chịu khi ngủ