Vì sao trẻ bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Nấc Cục Ở Trẻ Và Cách Chữa Trị


Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể bị nấc cụt, thẩm chí bé có thể bị nấc từ trước khi được sinh ra. Nguyên nhân gây ra nấc ở trẻ sơ sinh rất khác nhau. Một số trường hợp nấc có thể khiến bé không thoải mái hoặc thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Vì vậy, cha mẹ phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân và biết cách chữa khi trẻ sơ sinh bị nấc.


Sặc, nấc là hiện tượng thường gặp ở trẻ. (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân trẻ bị nấc

Trẻ sơ sinh có thể bị nấc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến.

Nuốt nhiều không khí: Nấc cục có thể xuất hiện khi bé khóc hoặc sau khi ăn. Điều này thường do bé nuốt nhiều không khí. Vỗ nhẹ bé là một giải pháp hiệu quả giúp giảm nấc trong trường hợp này. Các bé bú mẹ cũng thường ít bị nấc hơn bé bú bình vì bé sẽ nuốt ít không khí khi bú.

Trào ngược dạ dày: Do hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện nên trào ngược dạ dày có thể khiến bé bị nấc. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn, hiện tượng này cũng sẽ giảm dần.

Gợi ý: Tìm hiểu bệnh Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Không nên cho trẻ bú quá no. (Ảnh: Internet)

Bú quá no: Trẻ sơ sinh thường bị nấc khi bú quá nhiều và quá nhanh. Bé có thể bị nấc sau khi ăn hoặc thậm chí trong suốt quá trình ăn.

Dị ứng: Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số protein trong sữa công thức hoặc sữa mẹ, do đó dẫn đến hiện tượng viêm thực quản và khiến bé bị nấc. Sự thay đổi chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể dẫn đến dị ứng ở những bé bú mẹ.

Hen suyễn: Hen suyễn làm hạn chế luồng không khí vào phổi của bé. Nó có thể dẫn đến sự chuyển động co thắt của cơ hoành và khiến bé bị nấc.

Thay đổi nhiệt độ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng là nguyên nhân khiến bé bị nấc.

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa trị

Nấc là một hiện tượng sinh lý bình thường phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tần suất nấc sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Từ 2 đến 3 tháng tuổi bé nấc nhiều nhất và sẽ giảm rõ rệt khi bé được một tuổi. Bé có thể bị nấc từ 2 đến 3 phút và sẽ tự khỏi. Ngoài ra bé cũng có thể bị nấc nhiều lần trong một ngày tùy vào cơ địa từng bé. Bố mẹ không cần quá lo lắng khi bé bị nấc vì nó thường không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của bé.

Một số trường hợp bị nấc có thể khiến bé bị nôn trớ vì vậy mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm nấc cho bé:

Giữ bé đứng thẳng: Nếu trào ngược dạ dày là nguyên nhân khiến bé bị nấc thì mẹ nên giữ bé đứng thẳng sau khi ăn khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp giảm bớt cơn nấc của bé.

Massage lưng cho bé: Massage nhẹ nhàng sẽ giúp các cơ của bé được thư giãn từ đó cơ hoành cũng giảm co thắt. Mẹ nên giữ bé đứng thẳng và dùng bàn tay xoa nhẹ nhàng từ lưng lên vai của bé.

Bạn nên giữ trẻ ngồi thẳng khi ăn để tránh hiện tượng sặc, nấc. (Ảnh: Internet)

Vỗ nhẹ vào lưng: Khi bé bị nấc mẹ cũng có thể vỗ nhẹ vào lưng bé. Cách này sẽ giúp bé hết nấc và ngăn ngừa trào ngược dạ dày hiệu quả.

Bịt nhẹ hai lỗ tai của bé: Khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc, mẹ dùng hai ngón tay trỏ bịt hai lỗ tai của bé trong khoảng 30 giây rồi bỏ ra và có thể lặp lại 2 - 3 lần. Cách làm này cũng giúp bé hết nấc nhanh chóng. Tuy nhiên các mẹ nên chú ý làm cẩn thận, nhẹ nhàng, đừng làm đau bé khi thực hiện việc này.

Bên cạnh phòng tránh hiện tượng sặc, nấc, cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe hô hấp của trẻ thường xuyên hơn trong mùa hè nhằm phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp thường gặp nhé!

>>> Sản phẩm máy hỗ trợ thở hỗ trợ điều trị các vấn đề hô hấp