Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì và có nguy hiểm không?

Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Há miệng khi ngủ là hiện tượng không hiếm gặp. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này, đôi khi há miệng khi ngủ còn đi kèm tiếng ngáy rất khó chịu. Vậy thực chất há miệng khi ngủ là hiện tượng gì và có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé!

Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì?

Bạn có thể không nhận ra rằng mình đang thở bằng miệng thay vì mũi, đặc biệt là trong khi đang ngủ. Những người thở bằng miệng vào ban đêm có thể có các triệu chứng sau:

- Ngáy.

- Khô miệng.

- Hôi miệng (chứng hôi miệng).

- Khàn tiếng.

- Thức dậy mệt mỏi và cáu kỉnh.

- Mệt mỏi thường xuyên.

- Chứng sương mù trí não (hội chứng này bao gồm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và hay nhầm lẫn).

- Quầng thâm dưới mắt.

Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì và có nguy hiểm không
Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì? (Ảnh: Internet)

Vì sao có hiện tượng há miệng khi ngủ?

Nguyên nhân cơ bản của hầu hết các trường hợp há miệng khi ngủ là do đường thở mũi bị tắc nghẽn (tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần). Nếu mũi của bạn bị chặn, cơ thể sẽ tự huy động nguồn duy nhất khác có thể cung cấp oxy là miệng. Có nhiều nguyên nhân khiến mũi bị tắc, bao gồm:

- Nghẹt mũi do dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang.

- Amidan lớn.

- Vách ngăn rộng, lệch.

- Polyp mũi hoặc sự phát triển lành tính của mô trong niêm mạc mũi.

- Mở rộng ngách mũi.

- Thay đổi hình dạng của mũi.

- Thay đổi hình dạng và kích thước của hàm.

- Khối u (hiếm).

Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì và có nguy hiểm không
Bạn có đang há miệng khi ngủ không?

Há miệng khi ngủ có nguy hiểm không?

Một số người phát triển thói quen thở bằng miệng thay vì mũi ngay cả sau khi nghẹt mũi. Một số người bị ngưng thở khi ngủ có thể có thói quen ngủ với miệng mở là để đáp ứng nhu cầu oxy. Căng thẳng và lo lắng cũng có thể khiến một người thở bằng miệng thay vì mũi. Stress kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm dẫn đến thở nông, nhanh và bất thường. Há miệng khi ngủ có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu:

Gây ngáy: Một trong những lý do ngáy là do ngủ há miệng. Nếu ngủ ở một tư thế không phù hợp, miệng có thể mở ra. Trong tình huống này, các cơ của vòm miệng sẽ thư giãn, làm cho miệng và vòm miệng rung động khi hít vào và gây ngáy khi ngủ.

Dẫn đến ngưng thở khi ngủ: Khi không điều trị hay khắc phục, chứng ngáy ngủ có thể tiến triển đến một tình trạng nghiêm trọng hơn gọi là ngưng thở khi ngủ. Đây là hiện tượng ngừng thở trong một khoảng thời gian nhất định khi ngủ. Hiện tượng này xảy ra do sự kích ứng lên hệ hô hấp. Những người có hiện tượng này thường phải đối phó với sự mất phương hướng khi thức dậy và cảm thấy mệt mỏi quá mức. Những người ngưng thở khi ngủ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh lý tim mạch.

Đọc ngay: Bị ngưng thở khi ngủ thì phải làm sao

Có thể kích hoạt đợt hen suyễn cấp: Các triệu chứng hen suyễn có thể nặng thêm khi ngủ há miệng. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là vì không khí hít vào qua miệng đi thẳng vào phổi mà không được lọc qua mũi. Các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, bụi hoặc lông vật nuôi, nấm mốc... những tác nhân cho một cơn hen suyễn cấp tái phát dễ dàng đi vào phổi.

Gây hôi miệng: Hôi miệng là kết quả của sự phát triển quá mức vi khuẩn trong miệng. Tình trạng khô nước bọt ở miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này dễ xảy ra khi khoang miệng bị khô do thở bằng miệng. Ngoài ra, việc hít một số chất gây dị ứng và vi khuẩn thông qua miệng cũng có thể làm tăng chứng hôi miệng.

Làm tăng tỷ lệ sâu răng: Các nghiên cứu cho thấy ngủ há miệng làm tăng nguy cơ sâu răng. Do ngủ há miệng làm tăng tính axit trong miệng và môi trường này có thể ăn mòn men răng và dẫn đến sâu răng.

Gây trào ngược dạ dày thực quản: Ngủ há miệng có liên quan đến những rối loạn tiêu hóa vì khi miệng khô do thở bằng miệng, bạn có thể đẩy lưỡi về phía trước để nuốt thay vì đóng miệng. Trong động tác nuốt bình thường, lưỡi tạo áp lực lên vòm miệng và tạo ra các sóng đưa thực phẩm xuống thực quản và vào dạ dày. Tuy nhiên, khi miệng hít thở không khí nhiều hơn có thể dễ làm cho chứng trào ngược dạ dày phát triển.

Gây biến dạng răng hàm mặt: Trong giai đoạn đầu, sọ và hàm đang phát triển, chúng thích ứng với mô hình thở bình thường qua mũi. Thở qua miệng có thể ảnh hưởng đến các cung răng và vị trí của răng làm ảnh hưởng lên môi, lưỡi và vòm miệng. Các đặc điểm vùng hàm mặt thường gặp ở những người hít thở bằng miệng là có khuôn mặt ngắn hơn, chèn lấn răng, hẹp các lỗ mũi, cằm nhỏ hơn và đôi môi cong hơn.

Há miệng khi ngủ là hiện tượng gì và có nguy hiểm không
Há miệng khi ngủ có thể là biểu hiện của cơn hen suyễn cấp tính hoặc chứng ngưng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm. (Ảnh: Internet)

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm há miệng khi ngủ là hiện tượng gì và có nguy hiểm không? Nếu bạn đã gặp phải triệu chứng này, hãy đến thăm khám bác sĩ ngay nhé!

Vấn đề liên quan: Nếu gặp vấn đề ngưng thở khi ngủ hãy tìm hiểu máy trợ thở Cpap hay Bipap