Các bài thở dành cho người hen suyễn tại nhà

Điểm danh các bài tập thở hỗ trợ người bệnh hen suyễn


Bài tập thở cho người bị hen

Tình trạng khó thở kéo dài gây phiền toái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân hoen suyễn, viêm phế quản, viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,… Vậy cần phải làm gì để giảm thiểu tình trạng khó thở. Bài viết dưới đây giới thiệu đến bạn các bài tập dành cho người hoen suyễn.

Các bài thở dành cho người hen suyễn

Khi mắc bệnh hoen suyễn, đường thở của người bệnh bị thu hẹp lại, gây ảnh hưởng đến việc thở cũng như chất lượng cuộc sống hằng ngày. Trong quá trình điều trị bệnh, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên kết hợp dùng thuốc với các bài tập rèn luyện hít thở hằng ngày.

Chủ đề liên quan: Hen Phế Quản Là Gì

Thở bằng cơ hoành

Bài tập này còn được gọi là thở bằng bụng. Cơ hoành là vùng vòng cung nằm phía dưới phổi. Trong bài tập này, cơ hoành sẽ hoạt động mạnh, làm chậm nhịp thở và giảm bớt nhu cầu oxy của cơ thể.
Để thực hiện bài tập này, bạn ngồi thẳng lưng hoặc nằm trên một mặt phẳng. Sau đó, bạn đặt một tay lên ngực và một lên bụng. Kế tiếp, bạn hít vào từ từ bằng mũi. Nếu bạn làm đúng cách, bàn tay đặt trên bụng của bạn sẽ di chuyển (vì bụng phình ra), trong khi bàn tay trên ngực vẫn giữ nguyên như cũ.
Bạn tiếp tục mím chặt môi và thở ra từ từ. Khi thở ra, bụng của bạn sẽ xẹp dần theo nhịp thở. Bài tập này bạn thực hành liên tục trong 3-5 phút.

Bài tập thở bằng cơ hoành (Ảnh: Internet)

Hít thở bằng mũi

Có lẽ nói đến bài tập này, không ít người sẽ cảm thấy ngạc nhiên. Bình thường chúng  ta chẳng phải thở bằng mũi hay sao? Vâng, có đôi khi chúng ta thở bằng miệng mà chúng ta không hay biết. Bài tập này đòi hỏi chúng ta phải dành thời gian để lắng nghe nhịp thở của mình. Ví dụ bạn hãy dành ra khoảng 5 phút, tập hít vào rồi thở ra một cách từ từ bằng mũi thử xem, kết quả sẽ khác ngay đấy nhé!
Theo báo Healthyline, thói quen thở bằng miệng là một trong những nguyên nhân làm tình trạng hoen suyễn diễn ra nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, mũi có cấu tạo và thực hiện chức năng lọc bụi tốt hơn miệng. Khi bạn thở bằng mũi, bạn sẽ làm tăng độ ấm và độ ẩm trong không khí đưa vào phổi. Vì thế, các bài tập hít thở bằng mũi sẽ hỗ trợ người bệnh giảm thiểu nguy cơ trầm trọng hơn căn bệnh này.

Bài tập thở bằng mũi giảm thiểu nguy cơ hoen suyễn (Ảnh: Internet)

Hít thở bằng Papworth

Ra đời cách đây 60 năm, bài tập thở bằng Papworth luôn là một trong những phương pháp thở thần kỳ hỗ trợ điều trợ người bị hoen suyễn nặng. Sinh ra từ sự kết hợp hoàn hảo giữa các bài tập thở bằng cơ hoành và mũi, bài tập này giúp bệnh nhân hoen suyễn dễ dàng vượt quá khó khăn trong quá trình mắc bệnh.
Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Ngồi thẳng lưng theo tư thế hoa sen.

  • Hít vào (bằng mũi hoặc bằng miệng) sau đó thở ra bằng mũi theo nhịp đếm từ 1 đến 4.

  • Trong quá trình thở, bạn phải luôn chú ý đến nhịp thở, độ lên xuống của bụng.

Bài tập này hẳn sẽ giúp bạn giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi và tình trạng khó thở kéo dài. Ngoài ra, bạn có thể két hợp với việc dùng thuốc điều trị bệnh hoen suyễn. Tất nhiên sẽ không thể nào thay thế được thuốc điều trị, tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho biết, kỹ thuật này giúp giảm bớt các triệu chứng nghẹt mũi và cải thiện triệu chứng của người bệnh hoen suyễn.

Bài tập hít thở bằng Papworth – phương pháp thần ký trị bệnh hoen suyễn (Ảnh:Internet)

Thở Buteyko

Phương pháp này ra đời từ năm 1950 bởi bác sĩ Konstantin Pavlovich Buteyko. Ông cho rằng, nếu chăm chỉ luyện tập thở bằng mũi, những vấn đề liên quan đến phổi sẽ giảm dần và biến mất theo thời gian. Hơn 70 năm kể từ khi xuất hiện, bài tập này dần lan rộng ra khắp thế giới và mang lại hiệu quả không ngờ tới. Nhiều bệnh nhân cho biết, Buteyko giúp cơ thể cải thiện các vấn đề liên quan đến tiểu đường, trầm cảm, nhức mỏi, rối loạn tăng động giảm chú ý, đặc biệt giảm thiểu ngừng thở khi ngủ.
Bài tập này được thực hiện như sau:

  • Ngồi thẳng lưng trong không gian sạch sẽ, thoáng mát.

  • Hít thở bằng mũi với tốc độ tự nhiên khoảng 30 giây và tập trung vào nhịp thở.

  • Nhẹ nhàng dùng ngón tay bịt kín cả hai lỗ mũi và miệng đến khi bạn không thể giữ được lâu.

  • Buông tay ra khỏi mũi, tiếp tục ngậm miệng và hít thở sâu.\

    Bài tập thở Buteyko giảm thiểu nguy cơ ngừng thở khi ngủ (Ảnh:Internet)

Trên đây là những bài tập hỗ trợ bạn điều trị căn bệnh hoen suyễn. Hãy tranh thủ dành thời gian ít nhất 20 phút mỗi tối/sáng để tập luyện các bài tập này, để cải thiện tình trạng bệnh của mình nhé!

>>> Tìm hiểu thêm sản phẩm máy hỗ trợ thở cpap cho người bệnh phổi và ngưng thở khi ngủ