Hen Phế Quản Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Triệu Chứng - Luna

Nguyên Nhân Triệu Chứng Bệnh Hen Phế Quản


Hen phế quản là một bệnh thường gặp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em chiếm đa số so với người lớn, tỉ lệ 2/1. Hen thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn nữ, nhưng sau tuổi trưởng thành thường gặp ở trẻ nữ nhiều hơn nam.

Hen Phế Quản Là Gì

Hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh lý mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào. Biểu hiện thông thường là phản ứng tắc nghẽn phế quản gây hẹp đường hô hấp có hồi phục do được kích thích bởi sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc. Các triệu chứng này dẫn đến những đợt thở rít, khó thở, nghẹt lồng ngực, ho tái diễn, thường xảy ra về đêm hoặc sáng sớm, đây được xem là những dấu hiệu của hen suyễn. Giữa các cơn hen thì người bệnh cảm thấy bình thường. Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát được bệnh bằng cách dùng thuốc và các phương pháp điều trị khác.


 

Quá Trình Tiến Triển Bệnh

  • Bệnh khởi phát từ nhỏ, sau đó tự ổn định ở tuổi trưởng thành và thường tái phát lại ở tuổi trên 40.
  • Bệnh tiến triển từng đợt, có thể kèm theo các biến chứng khác.

  • Bệnh có dấu hiệu tiến triển một cách liên tục thường xuyên thành bệnh mạn tính, qua đó có nhiều biến chứng, gây tàn phế thậm chí tử vong.

Biến Chứng Hen Phế Quản

  • Tràn khí màng phổi

  • Nhiễm khuẩn phổi - phế quản

  • Xẹp phổi: hay gặp ở trẻ em (30%).

  • Suy hô hấp mạn tính, biến dạng lồng ngực

  • Biến chứng của điều trị: hội chứng giả cushing do điều trị corticoid.

  • Tâm phế mạn, khí thũng phổi: hay gặp ở hen phế quản mạn tính, nặng.

Nguyên Nhân Hen Phế Quản

Có nhiều yếu tố gây nên cơn hen suyễn bao gồm:

  • Dị nguyên là yếu tố quan trọng gây nên hen phế quản. Dị ứng thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá,...), trứng, lạc, thịt gà.

  • Dị nguyên đường hô hấp: thông thường là bụi nhà, lông động vật, khối thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, những con bọ rệp sống trong chăn đệm,...

  • Dị ứng với những chất trong công nghiệp như bụi kim loại, hơi sơn, khối xăng dầu,...

  • Thuốc: Các loại thuốc được coi là yếu tố khởi phát các cơn hen bao gồm như aspirin, penicillin,…

  • Tác nhân nhiễm khuẩn: liên quan đến những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm: viêm amidan, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,...

Các tác nhân không dị ứng:

  • Rối loạn tình dục

  • Gia đình có tiền sử bị hen phế quản.

  • Các yếu tố tâm lý: căng thẳng, sang chấn tâm lý, tinh thần lo lắng,...

Dấu Hiệu Triệu Chứng Hen Phế Quản

Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh hen phế quản bao gồm:

  • Khi ngủ không ngon giấc vì xuất hiện ho và khó thở.

  • Cảm giác ngực bị siết chặt lại và đau đớn hay bị tức ngực.

  • Ho thường xuyên kéo dài, thông thường cơn ho sẽ trở nên nặng hơn vào buổi sáng sớm và ban đêm.

  • Khi thở cảm thấy khò khè, thở dốc, có khi khó thở.

Các Biện Pháp Điều Trị Bệnh Hen Phế Quản

Hen phế quản được điều trị như thế nào?
Bệnh hen phế quản không có thể chữa trị khỏi hoàn toàn, tuy vậy nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị thì các cơn hen có thể được kiểm soát. Để hạn chế các cơn hen bùng phát là việc phối hợp giữa biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc là cần thiết.

Thay Đôi Lối Sống Khoa Học 

  • Thường xuyên rèn luyện thể thao, tuy nhiên chỉ nên tập ở mức vừa phải không được tập quá sức bởi sẽ dẫn đến cơn hen một cách đột ngột.

  • Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau quả trái cây trong mỗi bữa ăn.

  • Chủ động phòng tránh các nguyên nhân gây nên cơn hen chẳng hạn như khói bụi, lông thú cưng,....đặc biệt nên vệ sinh sạch sẽ chỗ ở không được để xung quanh nhà quá ẩm thấp sẽ không tốt với các triệu chứng của bệnh.

Điều Trị Nội khoa

  • Thuốc kiểm soát hen phế quản lâu dài: thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, Theophylin,  Leukotrien, thuốc đường hít kết hợp, Coticosteroid dạng hít,...Tất cả là những biện pháp quan trọng để điều trị hen phế quản, khi dùng một trong những số cách này giúp người bệnh kiểm soát các cơn hen khởi phát hằng ngày và hạn chế sự xuất hiện cơn hen cấp.

  • Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh: Ipratropium, Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc có thể sử dụng thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, … nhằm cải thiện các cơn hen phế quản cấp ngay tức khắc.

  • Bên cạnh đó cần điều trị dị ứng đối với những bệnh nhân hen phế quản.

Hen Phế Quản Nên Ăn Gì

Đối với những người đang bị bệnh hen phế quản cần tránh các trường hợp cơn hen do dị ứng thức ăn gây nên, đây được xem là vấn đề cần quan tâm đối vơi người bệnh. 
Nếu ăn uống hợp lý đúng cách sẽ giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch khi đó giúp kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh. Nhóm thực phẩm được coi là rất tốt đối với bệnh nhân hen phế quản: bơ, chuối, bông cải xanh, cải bó xôi, hạt lanh, kiwi, cây hương thảo, kiều mạch, tỏi,...Tuy nhiên, với người bệnh hen suyễn nên biết cách loại bỏ những thức ăn dị ứng làm cho cơn hen diễn ra.
Bệnh hen phế quản là một căn bệnh mạn tính, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như không tuân thủ các biện pháp điều trị. Người bệnh nên cố gắng thăm khám bác sĩ thường xuyên để bệnh lý không chuyển qua giai đoạn biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, phải kết hợp ăn uống cũng như thực hiện lối sống lành mạnh để ngăn chặn các cơn hen khởi phát.