Dạo này bạn có thở dài nhiều không? Nhiều người cho rằng thở dài là biểu hiện của sự mệt mỏi, áp lực, stress, kiệt sức. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học lại chứng minh đây là cách duy trì hoạt động của phổi tốt hơn. Vậy thở dài nhiều có tốt không? Và thở dài có phải là dấu hiệu của bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Vì sao bạn thở dài thường xuyên?.(Ảnh: Internet)
Kỳ thực, chúng ta dường như không hề để ý đến nhịp thở bản thân, cho đến khi những tiếng thở dài xuất hiện. Thế nhưng, đa số những người thở dài thường xuyên rất ít khi nào kiểm soát nhịp thở sâu này. Thở dài là nhịp thở sâu và kéo dài hơn nhịp thở thông thường. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong khoảng 60 phút, con người có thể tạo ra khoảng 12 nhịp thở sâu, dài một cách tự phát. Tức là, cứ 5 phút, bạn sẽ thở sâu 1 lần.
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng, bất kỳ ai thở dài cũng đều tâm trạng không tốt, hoặc có chuyện gì đó lo nghĩ. Thế nhưng, khoa học lại chỉ ra thở dài là một hiện tương sinh lý bình thường của hệ hô hấp. Đó là cách kéo dãn lá phổi, phồng các phế nang, (túi nhỏ bên trong phổi) – nơi chứa lượng khí oxy carbon dioxide vào và ra khỏi máu. Jack Feldman, nhà nghiên cứu sinh vật của Viện UCLA nhận định rằng, “Hiện tượng “xẹp” của phế nang, chúng đang thực hiện nhiệm vụ trao đổi oxy và carbon dioxide. Và cách duy nhất để làm phồng các phế nang này là thở dài. Nếu không thở dài, phổi sẽ hư hại theo thời gian”. Điều này giải thích vì sao các tế bào não kích thích cơ thể phải thở dài liên tục trong mỗi giờ, với con người và thở dài liên tục với động vật. Một nghiên cứu khác về mặt tâm lý, đã phát hiện ra thở dài có thể liên quan đến cảm xúc tâm trạng của mỗi người. Thở dài cũng biểu hiện thông báo khởi động lại hệ hô hấp.
Tuy nhiên, một người hay thở dài cũng minh chứng rằng người đó đang có dấu hiệu bệnh lý nào đó. Bạn cần thăm khám tại các bệnh viện cơ sở y tế có chuyên môn để biết về tình trạng trạng sức khỏe của bản thân.
Một số bệnh lý tiềm ẩn trong triệu chứng thở dài thường xuyên của bạn:
Thở dài là dấu hiệu của căng thẳng quá nhiều. (Ảnh: Internet)
Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng phải đối mặt với hàng tá vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Những căng thẳng quá mức có thể làm cơ thể của bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường, nguy hiểm, phải kể đến như: mồ hôi túa ra nhiều, tim đập loạn nhịp, nhịp thở nhanh chóng và gấp gáp… Khi bạn liên tục phải gánh chịu quá nhiều stress, căng thẳng, não sẽ tiết ra các phân tử peptide, hay một số loại phân tử peptide liên quan của bombesin – một loại chất độc xuất hiện trên da cóc của Châu Âu. Nhiều chuyên gia của UCLA và Đại học Stanford đã phát hiện ra cách thức não bộ kiểm soát nhịp độ thở của con người. Nghiên cứu tìm ra 400 dây thần kinh tác động đến hoạt động của nhịp thở. Theo báo cáo trên tờ tạp chí Nature, khi căng thẳng xuất hiện, các tế bào thần kinh peptide giống bombesin kích thích các nhóm thần kinh này phát ra tín hiệu thở nhiều hơn bình thường.Ngoài ra, căng thẳng, stresss cũng làm tắc nghẽn đường thở của bạn và gây khó thở. Thời điểm này, bạn cần hít thở sâu và điều chỉnh các nhịp thở của mình tốt hơn.
Thở dài cũng được xem là dấu hiệu của bệnh trầm cảm đấy. Khi cảm giác tuyệt vọng, buồn bã liên tục xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy cơ thể liên tục thở dài, không rõ nguyên do. Điều này giải thích vì sao những người mắc trầm cảm thường xuyên hít thở sâu và kéo dài nhịp thở của mình.
Một số người mắc các bệnh về đường hô hấp cũng thường xuyên có hiện tượng thở dài. Chẳng hạn như một số người mắc bệnh hen suyễn thường cảm thấy khó thở. Vì thế, họ buộc phải hít sâu để cơ thể dễ chịu hơn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc thở dài thường xuyên. Nếu bạn đang cảm thấy bản thân mắc phải tình trạng này, hãy điều chỉnh lại kế hoạch cuộc sống, giảm bớt căng thẳng, xây dựng lối sống khoa học, vui khỏe mỗi ngày nhé.