Dịch bệnh Covid-19 vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc bảo vệ lá phổi tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về cấu tạo hệ hô hấp và cách bảo vệ lá phổi khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Biện pháp bảo vệ lá phổi khỏe mạnh hơn mỗi ngày. (Ảnh: Internet)
Một người khỏe mạnh bình thường trung bình sẽ hít thở khoảng 20.000 lít không khí trong 1 ngày. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ này, không ai khác là hệ hô hấp.
Hệ gồm các cơ quan và mô phối hợp nhịp nhàng với nhau để hỗ trợ quá trình hít thở của bạn tốt hơn.
Hệ hô hấp có 2 phần:
Đường hô hấp trên gồm mũi, hầu họng và thanh quản. Cơ quan này nằm ở lồng ngực.
Đường hô hấp dưới gồm khí quản, 2 lá phổi và các phân nhánh của phế quản (kể cả phế nang). Những cơ quan này nằm ở khoang lồng ngực.
Hệ hô hấp thực hiện chức năng sau:
Hỗ trợ quá trình hít vào và thở ra của người diễn ra tốt hơn.
Cung cấp không khí, nhiệt độ, độ ẩm cho cơ thể.
Cung cấp oxy cho tế bào phát triển.
Loại bỏ khí thải carbonic ra khỏi cơ thể.
Bảo vệ đường thở và các tác nhân gây hại hoặc kích ứng.
Những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
Có rất nhiều tác nhân gây hại đến hệ hô hấp, phải kể đến như:
Khói thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc chủ động lẫn bị động): là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Không khí ô nhiễm, khói bụi từ các nhà máy, phương tiện xe cộ…
Các tác nhân dị ứng khác: lông, da động vật, côn trùng, phấn hoa, nấm mốc…
Phơi nhiễm hóa chất độc hại từ môi trường làm việc. Một số nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với chất độc dễ bay hơi, bụi kim loại hay quặng khoáng sản…
Tập thể dục
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên rằng chúng ta nên hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trong tuần để tăng cường sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe người mắc bệnh phổi mãn tính. Bạn có thể thực hiện một số bài tập thở.
Uống nước
Uống nước giúp làm loãng các dịch nhầy, thông thoáng đường thở tốt hơn. Bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng cơ thể mất nước, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước. Lượng nước vừa đủ bạn cần cung cấp là 8 ly nước/ngày.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm
Ô nhiễm không khí làm tắc nghẽn đường thở và ảnh hưởng hoạt động của hệ hô hấp. Một số hoạt động giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên như:
Nếu thấy không khí khói bụi, ô nhiễm, bạn nên hạn chế tập thể dục ngoài trời.
Đeo khẩu trang có khả năng lọc được bụi mịn.
Tránh tiếp xúc với các khói bụi, khí thải độc hại.
Sử dụng các công cụ bảo vệ hệ hô hấp khi làm việc tại công xưởng, xưởng, mỏ than hoặc các nơi có nhiều chất độc hại.
Dùng máy lọc không khí để giữ môi trường sống trong lành.
Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.
Vệ sinh và thông thoáng khí nhà cửa.
Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên thay vì hóa chất độc hại.
Trồng thêm cây có chức năng lọc khí trong nhà.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp, bạn nên nghiêm túc thực hiện các hoạt động sau:
Rửa tay thường xuyên với xà phòng.
Hạn chế chạm tay lên mũi, mặt, miệng.
Tránh đến những nơi đông người, đặc biệt là khu vực đang nhiễm bệnh.
Giữ vệ sinh răng miệng.
Giữ khoảng cách với người mắc bệnh hô hấp.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày là yếu tố quan trọng giúp bạn tăng cường sức khỏe hệ hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung. Hãy bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả và hạn chế bớt các loại thịt đỏ, sữa trứng trong khẩu phần ăn.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp bảo vệ lá phổi khỏe mạnh hơn. (Ảnh: Internet).
Vừa rồi là những thông tin liên quan đến việc bảo vệ lá phổi khỏe mạnh hơn, hy vọng chúng hữu ích cho cuộc sống của bạn.