Hạ sinh thiên thần bé nhỏ, cha mẹ nào cũng mong con yêu mau ăn chóng lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không may, khoảng thời gian đầu đời của con yêu là một trong những thời điểm khá khó khăn. Lúc này, hạ thể của trẻ khá yếu ớt, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Trong đó, bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh lại dễ khiến cha mẹ nhầm tưởng là cảm cúm thông thường nên chủ quan bỏ qua, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau này. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh. (Ảnh: Internet)
Cha mẹ sẽ tự hỏi, “Hen suyễn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là có.
Nhiều đấng sinh thành chủ quan bảo rằng, trẻ sơ sinh làm sao bị hen suyễn? Tuy nhiên, bạn đã nhầm to khi quan niệm như thế. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng 80% ca trẻ em mắc chứng hen suyễn, trong đó phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi. Nếu bạn không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến sang giai đoạn nặng. Có thể gây tổn thương đường thở, viêm phổi, tràn khí màng phổi, ung thư phổi, hoặc thậm chí tử vong.
Có nhiều nguyên nhân hình thành nên cơn hen suyễn ở trẻ sơ sinh, trong đó phải kể đến là:
Thời tiết thay đổi thất thường, giao mùa nên trẻ sơ sinh chưa kịp thích nghi với những biến chuyển này. Đặc biệt, sức đề kháng của trẻ lúc này khá yếu, dễ mắc bệnh hen suyễn hơn.
Các yếu tố từ môi trường không khí bên ngoài, chẳng hạn như: khói thuốc lá, lông của động vật, khói bụi đường phố, các hóa chất nguy hiểm, nước hoa…
Những trẻ sơ sinh mắc các bệnh về đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm phế quản có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn.
Những trẻ có người thân mắc chứng hen suyễn thường có tỷ lệ mắc hen suyễn cao hơn trẻ khác.
Cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh để có biện pháp điều trị kịp thời. Những dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh, phải kể đến như:
Trẻ thường xuyên xuất hiện cơn ho liên tục và kéo dài vào thời điểm ban đêm. Thực tế, ho là một trong những triệu chứng phổ biến ở nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết những cơn ho của hen suyễn, chẳng hạn như cơn ho kéo dài khá ngắn, ho như đang thiếu oxy, ho không có đờm nhãi…
Trẻ bắt đầu thở khò khè. Cha mẹ sẽ cảm giác thấy trẻ đang cố gắng thở, đôi lúc sẽ xuất hiện vài cơn rít ở cổ họng của con yêu. Nguyên nhân là do khi cơn hen suyễn xuất hiện, đường thở của trẻ sẽ bị phù nề, tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng không khí qua đường thở tạo thành âm thanh rít, khò khè. Ngoài ra, lúc trẻ hắng giọng cũng là một trong những dấu hiệu của cơn hen suyễn. Bởi lúc này, trẻ đang cố gắng đẩy các dịch nhầy ra khỏi cổ họng bằng cách hắng giọng.
Trẻ bắt đầu thở khá nhanh, gấp gáp và mặt tái nhợt. Đường dẫn khí của trẻ lúc này bị thu hẹp, nên việc cung cấp khí oxy ngày càng khó khăn hơn, hơi thở của trẻ vì thế nhanh hơn, gấp gáp và nặng nề hơn.
Cứ mỗi lần thời tiết lạnh, trẻ lại mắc triệu chứng như: nghẹt mũi, hắt hơi, khó thở, sổ mũi. Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
Trẻ xuất hiện dị ứng hoặc chàm là dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những trẻ sơ sinh có tiền sử mắc bệnh dị ứng hoặc chàm thường có tỷ lệ mắc hen suyễn cao hơn trẻ khác đấy.
Trẻ gặp khó khăn trong việc sinh hoạt thường ngày. Ngay cả việc ăn, uống của trẻ cũng gặp khó khăn, do trẻ không thể thở được như thông thường.
Cách phòng ngừa hen suyễn ở trẻ sơ sinh cha mẹ không nên bỏ qua
Nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở con yêu, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị. Dẫu rằng, căn bệnh hen suyễn khó điều trị dứt điểm ngay được, tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa hen suyễn cho con yêu.
Xây dựng một môi trường thoáng mát để phòng ngừa hen suyễn cho con yêu. (Ảnh: Internet).
Cha mẹ lưu ý rằng không được hút thuốc trước mặt trẻ hoặc những nơi gần trẻ đang chơi để tránh tình trạng xuất hiện cơn hen suyễn. Nếu bạn đang nuôi thú cưng, hãy chắc chắn rằng chúng có không gian cách xa so với không gian sống của trẻ. Trong thời gian chăm sóc trẻ, bạn chú ý hạn chế xịt thuốc phòng, thuốc diệt côn trùng hay nhang khói… Cha mẹ nên xây dựng một môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tránh cho trẻ chơi đồ chơi cho lông, sợi. Ngoài ra, cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ nếu thời tiết quá lạnh, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức đề kháng cho con yêu chống lại bệnh tật.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp cha mẹ nhận biết dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn chăm sóc con yêu một cách tốt hơn mỗi ngày.