Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh bị ngưng thở trong khi ngủ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây và hầu hết họ không biết, vậy câu hỏi liệu ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào ? Cùng page Maytrotho Luna nghe giải đáp từ các chuyên gia bác sĩ ở topic sau.
Ngưng thở khi ngủ là một căn bệnh tiềm ẩn, cho thấy tình trạng sức khỏe khá nguy hiểm và cũng là trường hợp thường gặp, nhất là ở người lớn tuổi không thể nhận biết được.
Đa số những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ đều không biết giấc ngủ của mình bị gián đoạn. Mà thay vào đó, họ luôn tưởng mình có một giấc ngủ ngon. Theo chuyên gia bác sĩ, nếu “Hội chứng ngưng thở khi ngủ” không sớm phát hiện và điều trị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài, khi đó có liên quan đến các bệnh lý tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, mạch máu não, ...thậm chí có thể gây đột quỵ và tử vong bất cứ lúc nào.
Theo các GS.TS Trung tâm Hô hấp, ngưng thở khi ngủ là trong quá trình ngủ, người bệnh bị ngưng lưu thông không khí trên 10 giây, có lúc giảm lưu thông không khí gọi là giảm thở, lưu lượng giảm trên 50% cũng trên 10 giây. Chính những lúc ngừng thở hoặc giảm thở như vậy làm không khí không lưu thông được vào phổi đem oxy tới não. Gọi là ngừng thở và giảm thở khi 1 giờ bị trên 5 lần. Người ta chia ra các mức độ nhẹ ngừng thở từ 5-15 lần/ giờ, trung bình từ 15- dưới 30 lần/ giờ, mức nặng trên 30 lần/giờ.
Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Ngô Quý Châu cho biết, đa số các trường hợp bệnh đều liên quan đến thừa cân, béo phì, hoặc người có bệnh lý ở phổi như mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hoặc người dùng một số thuốc như người nghiện thuốc phiện hoặc dùng thuốc ngủ cũng có thể làm xuất hiện bệnh hoặc bệnh nặng thêm.
Về các triệu chứng biểu hiện của bệnh, PGS.TS Vũ Văn Giáp lưu ý, ngủ ngáy, ngáy rất to là biểu hiện đáng chú ý của chứng bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó, người bệnh có cơn ngừng thở được người thân chứng kiến. Cụ thể, bệnh nhân đang ngáy rất đều, tự nhiên không thấy có tiếng động phát ra và trên 10 giây bắt đầu thấy bệnh nhân cựa mình, sặc sặc lên rồi ngáy tiếp. Đó là dấu hiệu biểu hiện cơn ngừng thở; bệnh nhân cảm thấy ngạt thở, ngộp thở có thể khi ngủ cảm thấy ngột ngạt khó thở. Biểu hiện đáng chú ý nữa là bệnh nhân thường thức giấc vào ban đêm, có thể đi tiểu 3-4 lần, ngủ không ngon giấc; ban ngày ngủ dậy mệt mỏi, đau đầu, không sảng khoái, rất buồn ngủ, rất khó tập trung, đối với trẻ thì rất khó học, khó tập trung, tăng động; hậu quả với các nghề nghiệp như không tập trung khi lái xe, vận hành máy móc rất dễ xảy ra tai nạn.
Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân đang mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ , khi đó cũng có một số trung tâm y tế, bệnh viện điều trị chứng bệnh này. Để khám cũng như điều chữa trị bệnh hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên tìm cho mình một cơ sở uy tín tại TP.HCM hoặc HN, nơi đây tập trung các bệnh viện lớn cũng như các bác sĩ chuyên gia có tay nghề cao, có thể chẩn đoán và theo dõi, chữa bệnh hiệu quả. Không những thế, các bệnh viện còn có cơ sở vật tư cao cấp, có thể giúp người bệnh điều trị bệnh an toàn, thoải mái hơn.
Dùng máy trợ thở Cpap
Và hầu hết, tại các trung tâm y tế, bệnh viện đều sử dụng phương pháp máy hỗ trợ thở CPAP để điều trị “Ngưng thở khi ngủ”, theo các chuyên gia bác sĩ: Máy trợ thở CPAP là lựa chọn duy nhất cho người mắc bệnh “ Hội chứng ngưng thở khi ngủ”.
Máy thở tạo áp lực dương liên tục ( CPAP ) là lựa chọn hàng đầu cho hầu hết các bệnh nhân OSA mức độ trung bình hoặc nặng. CPAP giúp đường thở ổn định và luôn thông thoáng trong khi ngủ, vì vậy không còn tình trạng tắc nghẽn đường thở gây gián đoạn giấc ngủ. Bệnh nhân sẽ ngủ ngon hơn, không còn bị ảnh hưởng bởi các rối loạn về tim mạch, chuyển hóa và nội tiết tố. Khi đó, hoạt động thể lực, tiết chế ăn uống kết hợp với điều trị CPAP thường xuyên mỗi đêm sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm thông tin Máy thở cpap là gì giá bao nhiêu loại nào tốt mua ở đâu
Để khắc phục tình trạng chứng Ngưng thở khi ngủ được chia theo hai trường hợp.
Thay đổi tư thế ngủ: Nằm ngửa là một tư thế đặc biệt không tốt nhất là đối với hội chứng ngưng thở khi ngủ, chính vì thế để thay đổi điều đó, bạn nên tạo cho mình thói quen ngủ nghiêng, chính tư thế này sẽ giúp bạn giảm ngáy và giảm ngưng thở.
Giải pháp thở: Với “ ngưng thở khi ngủ” ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, và đặc biệt người có cấu tạo mũi có khối u vùng mũi gây cản trở đường thở, và giải pháp thở ở đây là nong mũi hoặc sử dụng phun nước mũi để có thể thở bằng mũi.
Thay đổi lối sống: Điều này sẽ cải thiện được tình trạng bệnh, khi đó người bệnh nên cắt bỏ các thứ như rượu bia, thuốc lá hay các chất gây nghiện khác.
Ngoài ra, có thể dùng đến phương pháp thiết bị nha khoa( thiết bị miệng), châm cứu.
Khắc phục tình trạng ở mức độ nặng
Có thể can thiệp vào phẫu thuật như phẫu thuật cổ họng, mũi,...hoặc dùng các biện pháp khác theo sự chỉ định của bác sĩ.
>>>> Tham khảo thêm thông tin Máy Thở Bipap Loại Nào Tốt Để Bệnh Nhân Sử Dụng Tại Nhà