Tôi bị hen suyễn thì tôi nên kiêng ăn những thứ gì

Đáp án cho câu hỏi Tôi bị hen suyễn, nên kiêng ăn những gì?


Bệnh hen suyễn là một trong những căn bệnh đòi hỏi người bệnh có thời gian chữa trị lâu dài. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người mắc bệnh hen suyễn cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bản thân mỗi ngày. Để điều trị bệnh này, bạn cần kiêng một số thực phẩm như sau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn những món ăn bạn cần kiêng để hạn chế tình trạng nặng hơn.

Người hen suyễn cần kiêng ăn thực phẩm gì (Ảnh:Internet)

Thực phẩm người bệnh hen suyễn cần tránh

Rượu bia

Có thể nói rằng, khi bạn đã mắc bệnh hen suyễn rồi, bạn đành phải hạn chế một số thói quen ban đầu của mình. Trong rượu bia có chứa sulfile, một chất gây hại cho bệnh nhân hen suyễn. Theo nghiên cứu khoa học, chất histamin có trong rượu vang là chất xúc tác khiến tình trạng ho hen, hắt hơi, chảy nước mũi ở bệnh nhân hen suyễn ngày càng nặng hơn. Rượu bia còn là tác nhân nguy hiểm gây hại về các bệnh như gan, tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao… Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế uống các loại nước ngọt. Trong nước ngọt, có chứa các thành phần phụ gia khác, hương liệu và các hóa chất khác nữa.

Người hen suyễn cần hạn chế uống rượu bia (Ảnh:Internet)

Thay vì sử dụng các thức uống chứa nhiều chất độc hại, sao không thử tự pha cho mình một ly sinh tố hoặc nước chanh. Đây quả là một gợi ý không tồi, phải không nào? Bạn vừa có thể thư giãn đầu óc, vừa hỗ trợ thông đường thở, giảm thiểu nguy cơ gia tăng bệnh hen suyễn.

Dưa muối

Khi mắc bệnh hen suyễn, bạn cần phải loại bỏ các thực phẩm ngâm chua ra khỏi danh sách thực đơn của mình. Bởi trong các món này, có chất sulfite – nhóm hóa chất có thể gây khó thở cao cho người hen suyễn. Nước nho, rượu hóa chất là một trong những thức uống chứa chất này.

 

Người hen suyễn cần hạn chế ăn dưa muối (Ảnh:Internet)

Ngoài ra, trong các thực phẩm muối chua, muối chiếm khối lượng lớn. Nếu ăn quá mặn, bạn sẽ có nguy cơ tăng huyết áp, thậm chí có trường hợp đột quỵ, tim mạch. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, các thực phẩm chứa muối khi thẩm thấu vào khí quản, gây nên đờm, đặc biệt khi gặp gió hàn độc có thể gây tắc nghẽn đờm, sinh ra bệnh hen suyễn.

Đồ đông lạnh, đồ đóng gói sẵn

Không có thời gian mua sản phẩm tươi, bạn đành mua vài đồ đóng hộp về nấu vài món lót dạ, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc phải bệnh hen suyễn, bạn cần hạn chế ăn thực phẩm này. Đồ đông lạnh, đóng gói sẵn thường chứa nhiều chất sulfite, thành phần bảo quản natri bisulfite đều là những chất gây hại sức khỏe của người bệnh hen suyễn. Thật tiếc khi phải thông báo với bạn rằng bạn có thể phải tránh xa một số món trong khoảng thời gian cho đến khi khỏi bệnh như hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, bánh snack…

Người hen suyễn cần hạn chế ăn đồ đông lạnh, đóng gói sẵn (Ảnh:Internet)

Hạn chế sử dụng các thực phẩm dị ứng

Khoảng 2/3 bệnh nhân mắc hen phế quản tin rằng bệnh của họ nặng hơn là do dị ứng với thức ăn. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu của khoa học lại chứng minh rằng, chỉ khoảng 5% người bệnh là thực sự gặp vấn đề này.
Nếu bạn gặp dị ứng với thực phẩm nào, bạn cũng hạn chế sử dụng các thực phẩm cùng loại với chúng. Ví dụ bạn dị ứng với cà chua, bạn cũng cần phải cảnh giác với các gia vị được chế biến từ cà chua như nước sốt, cá hộp… Ngoài ra, một số thực phẩm tương đồng gần giống với nhau về loại có thể gây dị ứng giống nhau. Chẳng hạn như bạn dị ứng với cua thì cũng nên hạn chế các hải sản khác như tôm hùm, tôm nước ngọt, tôm nước mặn.
Một số thực phẩm có thể gây phát tán cơn hen suyễn, bạn cần phải hạn chế sử dụng trong thực đơn của mình như:

  • Cá biển và các loại thủy sản như sò, cua, tôm, ốc…

  • Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng chứa 23 loại glucoprotein khác nhau – là một trong những chất thường gây dị ứng đối với người hen suyễn.

  • Một số loại ngũ cốc, hạt quả như: bột mì, đậu phộng, đậu nành. Đậu phộng là thức ăn thường gây dị ứng đối với trẻ em trên 4 tuổi.

Người hen suyễn cần hạn chế ăn đậu phộng (Ảnh:Internet)

  • Bột ngọt: đây được xếp vào những nguyên nhân “thầm lặng” có thể làm bệnh hen suyễn nặng hơn.

  • Các chất bảo quản, phụ gia thực phẩm: aspartame (là loại chất làm ngọt – Nutrasweet – có trong nhiều loại thực phẩm và nước giải khát), BHA và BHT-BHA (chất chống oxy hóa thường dùng cho ngũ cốc và các chế phẩm từ ngũ cốc), muối nitrate và nitrite (thường được dùng làm chất bảo quản, tạo mùi, dậy mùi).

Trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn, bạn có thể hạn chế sử dụng các thực phẩm này. Hoặc nếu quá thèm, bạn có thể nấu chín hoặc ăn một lượng ít các sản phẩm này, có thể không gây triệu chứng gì. Đặc biệt, theo thời gian, người bệnh có thể không còn dị ứng với thực phẩm đó nữa. Chẳng hạn trẻ bị dị ứng với protein sữa bò có thể bớt dị ứng trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân từng bị dị ứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bạn cần cảnh giác với các thực phẩm này, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các thực phẩm trên, người bệnh hen suyễn cần có lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện, tập thể dục khỏe mạnh mỗi ngày. Hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ việc điều trị bệnh hen suyễn của bạn tốt hơn.

Tìm hiểu máy thở bipap để mua sử dụng cho bệnh nhân tại nhà