Máy trợ thở là gì? Ai cần đến máy trợ thở?

Ai Cần Sử Dụng Đến Máy Trợ Thở


Máy trợ thở là thiết bị y tế chuyên dụng, do đó không phải ai cũng biết về thiết bị này. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về loại máy này, các bạn tham khảo.

 

Máy trợ thở là gì?

Máy trợ thở hay máy CPAP là là một dạng máy giúp thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không phải đặt ống thở – nội khí quản khi sử dụng. Máy sẽ cung cấp một áp lực dương liên tục, tạo một nẹp khí giúp đường thở không bị xẹp và hỗ trợ lực thở cho bệnh nhân. Máy giúp bệnh nhân thoải mái hơn so với máy thở xâm lấn. Công nghệ hiện đại đã cho ra đời dòng máy thở bipap có chức năng tương tự nhưng cải tiến so với dòng Cpap.

 

Máy trợ thở thường được bác sĩ chỉ định cho: Những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nặng. Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định trong những trường hợp trẻ em có hệ hô hấp không hoàn thiện như hội chứng suy hô hấp hay thiểu sản phế quản phổi.

>>> Đọc thêm Máy thở cpap là gì giá bao nhiêu loại nào tốt mua ở đâu

 

Thông tin về máy trợ thở

  • Máy CPAP gồm 3 phần chính: Mặt nạ (bao gồm nhiều loại để lựa chọn: dạng mũi miệng, dạng mũi, dạng canule…). Ống dẫn khí: nối mặt nạ với máy chính. Máy chính: mô – tơ cung cấp một áp lực dương liên tục vào ống dẫn khí. Một số máy CPAP có thể có thêm bộ phận làm ẩm, giúp người sử dụng dễ chịu hơn, dễ dung nạp máy CPAP hơn. Máy CPAP nhỏ, nhẹ và chạy êm.

  • Máy trợ thở là một điều trị được xem là hiệu quả nhất đối với bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ. Hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra những cơn ngưng thở ngắn, lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Hậu quả là giảm oxy mô, trong đó có mô não, tim và các cơ quan quan trọng khác.Áp lực cung cấp cấp bởi máy CPAP giúp đường thở không bị xẹp trong khi ngủ ở những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Hiện tại, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã có nhiều dạng máy cung cấp áp lực dương với tính năng đa dạng phù hợp với các loại bệnh lý ngưng thở khi ngủ khác nhau, ví dụ như:

- Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: CPAP, APAP: Auto-Positive Airway Pressure: máy áp lực dương tự điều chỉnh.
- Hội chứng ngưng thở trung ương: ASV: Adaptive Servo Ventilation: Máy trợ thở kiểu trung ương.
- Bệnh nhân cần được khám và tư vấn bởi bác sỹ chuyên khoa để có chỉ định phù hợp nhất.

Ai cần sử dụng máy trợ thở

  • Máy trợ thở CPAP dựa trên nguyên lý tạo ra áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào và thở ra. Hệ thống được nối với bệnh nhân bằng nội khí quản, sonde mũi, cannula mũi, hoặc mặt nạ tùy loại hình. 

  • Máy thở Bipap hoạt động dựa trên phương pháp thông khí nhân tạo, không xâm nhập, tức là không sử dụng ống nội khí quản hay mở khí quản, hỗ trợ quá trình hô hấp bệnh nhân với 2 mức áp lực qua 2 đường dẫn khí: IPAP và EPAP.

 

Đối tượng sử dụng của máy trợ thở CPAP:

+ Trẻ suy hô hấp.
+ Người bệnh bị ngạt nước.
+ Bệnh nhân bị phù phổi, tràn dịch màng phổi, viêm tiểu phế quản.
+ Mắc hội chứng suy hô hấp cấp.
+ Bị bệnh màng trong.
+ Trường hợp lên cơn ngừng thở sơ sinh non tháng.
+ Người bị viêm phổi hít phân su.
+ Bệnh nhân bị xẹp phổi do tắc đờm.
+ Bị dập phổi do chấn thương ngực.
+ Bệnh nhân sau hậu phẫu ngực và cần cai máy thở.

 

Đối tượng sử dụng của máy trợ thở BiPAP:

+ Sau gây mê phẫu thuật
+ Sau phẫu thuật tim phổi
+ Mức độ nhẹ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tổn thương phổi, phù phổi cấp
+ Suy tim
+ Bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ
+ Bệnh nhân sau khi rút ống nội khí quản
 


Tìm hiểu thêm máy trợ thở