Khi nói về những bệnh nhân mãn tính, không ít kẻ chặc lưỡi bảo, “Trời thưa ai nấy dạ rồi, phải chịu thôi!”. Dẫu biết bệnh khó chữa là thế, nhưng thay vì héo hon chết mòn trong những ngày tháng cuối cùng, nhiều bệnh nhân đã xây dựng thói quen tốt, lối sống đẹp để mỗi ngày sống chung với bệnh mãn tính đều là một ngày vui vẻ, thoải mái. Hãy tham khảo ngay những bí quyết giúp bệnh nhân mãn tính sống vui khỏe mỗi ngày trong bài viết dưới đây.
Bí quyết sống vui khỏe dẫu mắc bệnh mãn tính. (Ảnh: Internet).
Hầu như nhắc đến cái tên này, người ta dễ dàng hiểu rằng đây đều là những căn bệnh có khoảng thời gian điều trị hơn 3 tháng và tiên lượng khó chữa khỏi hoàn toàn. Dẫu không lây nhiễm xung quanh, nhưng thường xuyên tái đi tái lại và hầu như không có vaccin để điều trị. Những người có độ tuổi trên 35 tuổi thường mắc những căn bệnh mãn tính này. Đặc biệt, hầu như đa số người mắc bệnh này thường sẽ phải trải qua khoảng thời gian dài để điều trị và kiểm soát những căn bệnh này. Một số bệnh được liệt kê vào danh sách này, có thể kể đến như bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư hay các bệnh về răng miệng…
Thật khó lòng duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái khi những cơn đau khó chịu âm ỉ xuất hiện trong suốt một khoảng thời gian dài. Bởi nói thì dễ, để làm những việc này, đòi hỏi bệnh nhân mắc bệnh mãn tính cần bản lĩnh kiên cường, sự nhẫn nại và tinh thần vượt lên bản thân lớn lao. Hãy tham khảo ngay những bí quyết giúp bạn sống vui khỏe dẫu mắc bệnh mãn tính.
Chúng ta thường có thói quen dễ từ bỏ ngay từ phút đầu khi nghe thời gian điều trị dài lâu, không chữa dứt điểm ngay được. Nhiều người bỏ ngang quá trình điều trị, thậm chí suy sụp tinh thần và tìm đến cái chết sớm hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là những hành động dại dột của bạn mà thôi. Hãy tỉnh táo và bình tĩnh đối diện với căn bệnh này với những nguyên tắc như sau:
Kiên trì uống và tuân thủ quy trình điều trị bệnh của bác sĩ. Nếu thấy có những biểu hiện lạ hay tác dụng phụ nào, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để tham khảo thay vì bỏ thuốc đi. Nếu khó có thể giảm thiểu các triệu chứng này, bệnh nhân cần tiến hành thay thế các phương thuốc khác thay vì ngừng việc điều trị hẳn.
Bệnh nhân không nên nghe theo lời của người ngoài sử dụng các loại thực phẩm chức năng hay các loại thuốc khác, để tránh tình trạng xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, nếu bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tiếp tục kiên trì thực hiện quá trình điều trị thay vì chủ quan dừng mọi hoạt động. Mặc dù đã đỡ hẳn, bạn vẫn phải tuân thủ mọi quy tắc của quá trình điều trị. Ngược lại, nếu tình trạng bệnh vẫn nặng hơn, dẫu đã điều trị thời gian dài, bạn hãy tiếp tục kiên trì, đừng mất niềm tin và tuyệt vọng. Còn nước còn tát mà đúng không bạn? Nếu bạn ngừng điệu trị, tức là bạn đã buông xuôi mọi thứ, việc này chỉ khiến tình trạng tồi tệ thêm.
“Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, cuộc chiến của bạn với bệnh tật chỉ chiến thắng khi bạn tìm hiểu kĩ càng về bệnh tình của bản thân. Hãy thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan đến việc chữa bệnh như chế độ dinh dưỡng, bài tập thể dục, vận động, chế độ ngủ, những điều cần lưu ý về các giai đoạn tiến triển bệnh… Nếu được, hãy cùng thảo luận trò chuyện với những bệnh nhân cũng mắc bệnh mãn tính như bạn hoặc tìm một người bạn đồng hành để quá trình điều trị trở nên thú vị hơn. Ngoài ra, đừng quên cập nhật các kiến thức, tin tức mới nhất liên quan đến căn bệnh mỗi ngày bạn nhé.
Đây là một trong những thói quen tốt mà bạn cần thực hiện để có một quá trình điều trị bệnh mãn tính hiệu quả. Hãy chuẩn bị một cuốn sổ và ghi chép lại những cơn đau cùng các triệu chứng đi kèm với cơn đau này bạn nhé. Đây hẳn là những thông tin hữu ích để bác sĩ có thể nắm những biến chuyển của căn bệnh và có biện pháp giúp bạn chữa trị hiệu quả căn bệnh này đấy.
Ghi chép lại cơn đau. (Ảnh: Internet).
Những bài tập thở và thiền định là một trong những bí quyết giúp bệnh nhân mãn tính có thể sống chung với căn bệnh vui khỏe mỗi ngày. Thay vì héo hon với những suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy dành thời gian mỗi sáng hoặc mỗi tối để thực hiện các bài tập thiền hít thở, thư giãn ngay tại nhà hay ở một số lớp dạy ở quanh khu vực bạn ở.
Ngoài ra, bạn cần thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu căng thẳng, stress áp lực trong cuộc sống, chẳng hạn như nghe nhạc, viết lách, đọc sách… Thay vì để những suy nghĩ tiêu cực, stress, lo lắng, trầm cảm, tức giận làm tâm trạng bạn ngày càng đi xuống, hãy thay thế bằng những suy nghĩ lạc quan, tích cực, yêu đời trong cuộc sống.
Kỳ thực, đấu tranh với bệnh mãn tĩnh là một thử thách không hề dễ dàng, tuy nhiên, không vì thế mà bạn dễ dàng từ bỏ và gục ngã ngay từ khi bắt đầu. Nếu kiên trì thực hiện thói quen tốt, lối sống khoa học, bạn vẫn có thể tận hưởng từng khoảnh khắc tuyệt vời cuộc sống, dẫu đang mắc bệnh mãn tính!