Khó hít thở sâu tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm nào

Khó hít thở sâu tương tự như khó thở, không hít sâu được. Đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng bạn không nên bỏ qua. Theo tài liệu y khoa, khó hít thở sâu là hiện tượng xảy ra bất ngờ, đột ngột, phản ánh dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, cần được chăm sóc y tế. Trong khi đó, khó thở không hít sâu được mãn tính là một tình trạng bệnh lý  kéo dài. 

Khó hít thở sâu tiềm ẩn bệnh lý gì

Khó hít thở sâu tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm nào. (Ảnh: Internet).

Hít thở sâu có tác dụng gì cho sức khỏe?

Nếu bạn hít thở sâu đúng cách, cơ thể sẽ cảm ơn bạn nhiều lắm đấy. 

Giảm căng thẳng, stress

Bất cứ lúc nào gặp phải tình huống căng thẳng, stress, hãy dành vài phút hít thở sâu. Không thể phủ nhận được lợi ích của việc này. Chúng giúp thư giãn tâm trí bằng cách kích thích hệ thần kinh phó giao cảm thoát khỏi căng thẳng. 

Tái tạo năng lượng

Khi bạn hít thở sâu, hàm lượng oxy vào máu cao hơn. Điều này không chỉ xua tan căng thẳng mà còn giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ. Cơ thể sẽ tái tạo năng lượng, phục hồi những tổn thương (nếu có) và tăng cường hệ miễn dịch phát triển tốt. 

Giảm viêm

Hít thở sâu làm giảm nồng độ axit bên trong cơ thể và giải phóng các chất độc ra ngoài. Nhờ đó, sức đề kháng của cơ thể sẽ tăng cao, chống lại các tác nhân gây bệnh khác. 

Khó hít thở sâu bệnh gì?

Đa số tình trạng khó thở không hít sâu được là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến phổi, đường hô hấp hay hệ tim mạch. 

Khó hít thở sâu liên quan đến bệnh lý nào

Khó hít thở sâu liên quan đến các bệnh về phổi, đường hô hấp hay tim mạch. (Ảnh: Internet).

  • Hen suyễn

  • Ngộ độc khí

  • Thuyên tắc phổi

  • Viêm phổi

  • Tắc nghẽn đường thở

  • Huyết áp thấp

  • Suy tim

  • Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

  • Béo phì

  • Ung thư phổi

  • Sưng, viêm trong tim hoặc niêm mạc phổi (bệnh viêm màng phổi)

  • Rối loạn nhịp tim

  • Thiếu máu

  • Bệnh nhược cơ

  • Mang thai

Có một số trường hợp sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. 

Những phương pháp chẩn đoán bệnh khó hít thở sâu

Thông thường, để tìm hiểu nguyên nhân của bệnh khó hít thở sâu, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan như: thời gian xuất hiện triệu chứng, thời lượng cơn khó thở, mức độ nghiêm trọng và quá trình tiến triển của bệnh. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi về tiền sử bệnh của người thân xung quanh bạn. Sau đó, bạn được kiểm tra thể chất để đo nhịp tim và phổi. Tùy thuộc vào một số dấu hiệu mà bác sĩ sẽ tiến hành những thủ thuật y tế như: 

Chụp X-quang ngực

Phương pháp này giúp nhận biết dấu hiệu viêm phổi, xẹp phổi và các bệnh lý về phổi, suy tim.

Đo phế dung

Xét nghiệm hỗ trợ kiểm tra lượng dung tích và chức năng của phổi. Đó là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn, hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính. 

Điện tâm đồ

Sử dụng để phát hiện các bất thường về nhịp tim, để chuẩn đoán nguyên nhân khiến bạn khó hít thở sâu. 

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm này giúp bạn phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, thiếu máu. 

Kiểm tra chức năng phổi

Xét nghiệm này giúp phát hiện chức năng của phổi đang hoạt động ở mức nào. Nhờ đó, giúp bạn kiểm tra dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay các bệnh lý về phổi khác. 

Siêu âm tim

Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường của tim. 

Chữa bệnh khó hít thở sâu

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng máy trợ thở hoặc khẩu trang chuyên dùng kết hợp sử dụng thuốc. 

Bằng cách thay đổi lối sống hằng ngày, bạn cũng có thể làm thuyên giảm bệnh này. 

  • Giảm cân

  • Ngưng hút thuốc lá

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm

  • Tập thể dục thường xuyên với những bộ môn phù hợp với thể trạng bệnh lý. 

  • Ăn uống lành mạnh. 

Có thể nói, khó hít thở sâu là biểu hiện bất thường của sức khỏe, mà bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Hy vọng bài viết này hữu ích dành cho bạn.