Các loại cây thuốc nam nào chữa hen suyễn hiệu quả

 Bên cạnh việc điều trị hen suyễn bằng thuốc, người bệnh hen suyễn nên kết hợp với các phương pháp trị liệu tự nhiên, cụ thể là sử dụng các loại thảo dược thuốc nam để kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Tham khảo những cây thuốc nam được nhân gian truyền tai nhau sử dụng chữa hen suyễn hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

Cây thuốc nam chữa hen suyễn

Các cây thuốc nam chữa hen suyễn hiệu quả. (Ảnh: Internet).

Những cây thuốc nam chữa hen suyễn được bà con truyền tai nhau

Từ thời xa xưa, khi con người chưa có thuốc tây, ông bà ta vẫn hay ra vườn sau nhà, hái ít lá thuốc rồi vào bếp xắc thành chén thuốc cho con cháu uống. Bệnh tự nhiên khỏi, chẳng cần phải làm gì. Bệnh hen suyễn cũng không ngoại lệ. Một số loại cây thuốc nam là cứu tinh của người hen suyễn có thể kể đến như:

Tỏi

Nhắc đến tỏi, ai cũng biết đây là một loại gia vị làm món ăn thêm đậm đà hơn. Và hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tỏi cũng được xem là thần dược đối với người bệnh hen suyễn. Khả năng kháng viêm và diệt khuẩn cao của tỏi khiến tỏi trở thành thuốc kháng sinh của bệnh nhân hen. Trong bài thuốc của ông bà ta, các cụ thường khuyên ăn tỏi sống, dùng tỏi ngâm rượu hoặc đun nước sôi để nguội rồi ăn.

Gừng

Nói đến gừng, người ta nghĩ ngay đến các món ăn thơm ngon trên bàn ăn mà quên mất rằng đây cũng được xem là thảo dược chữa nhiều bệnh, trong đó có hen suyễn. Trong gừng có chứa gingerol, shogaol và zingerone có trong gừng có tác dụng chống viêm và giảm cơn đau. Không những vậy, gừng còn có tính oxy hóa cao, giảm thiểu các chất độc hại trong cơ thể và đẩy lùi căng thẳng, stress – tác nhân gây cơn hen suyễn cho bạn. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng ngăn ngừa sự co thắt và tắc nghẽn đường thở. Tinh chất của gừng khi vào cơ thể sẽ làm sạch các chất nhầy ở cơ quan hô hấp, tống khứ đờm ra khỏi cổ họng, giảm bớt tình trạng khó thở.

Gừng là cây thuốc nam chữa hen suyễn

Gừng là một loại thuốc nam chữa hen suyễn. (Ảnh: Internet).

Bạn có thể kết hợp gừng với nhiều loại thảo dược khác nhau. Bạn có thể trộn gừng với nước lựu ép và mật ong với tỷ lệ như nhau. Bạn dùng hỗn hợp này 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa canh.

Bên cạnh đó, bạn có thể pha chế trà gừng mật ong uống hằng ngày. Bạn rửa gừng và bóc vỏ thật sạch sẽ. Bạn cắt gừng thành những miếng nhỏ rồi đổ nước vào bình, đun lên trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó, bạn thêm mật ong vào ấm và hòa tan để thưởng thức.

Bạn cũng có thể pha trà gừng mật ong kết hợp với hạt cỏ cà ri. Cách nấu trà tương tự như trên. Bạn cũng làm sạch gừng rồi cắt mỏng bỏ vào ấm nước đun sôi. Thế nhưng, hãy đảm bảo tỷ lệ như sau: 1 thìa canh nước cốt gừng + 2 thìa canh bột cỏ cà ri + 1 thìa canh mật ong.

Ngoài ra, trong một bài thuốc bắc, rễ cây gừng được hòa trộn với hạt óc chó, làm sạch các đờm dư thừa bên trong phổi và ngăn ngừa cơn hen suyễn tái phát. Bạn cần chuẩn bị 3 quả óc chó và 1 vài lát gừng tươi cùng 1 ly nước ấm. Bạn lột vỏ quả óc chó và nghiền nát chung với gừng. Sau đó, bỏ tất cả hỗn hợp này vào nước ngâm trong khoảng 15 phút. Khi hỗn hợp đã hòa quyện, bạn hãy thưởng thức.

Lưu ý trước khi sử dụng, bạn nên làm sạch gừng kỹ càng, tránh tình trạng bỏ nguyên vỏ vào trà. Ngoài ra, không nên sử dụng lượng gừng quá nhiều, sẽ gây tình trạng ợ nóng, ợ chua, khó chịu cho bạn.

Tía tô

Từ thời xa xưa đến nay, ta vẫn hay thấy ông bà sử dụng tía tô chữa bệnh ho, cảm cúm. Ít ai ngờ được loại rau này lại là vị cứu tinh của nhiều bệnh nhân hen suyễn. Nhiều nghiên cứu khoa học của Mỹ đã chỉ ra rằng trong lá tía tô có các chất chống oxy hóa cao như quercetin,rosmarinic acid, acid alpha-lineolic, luteolin, … Các chất này làm giảm thiểu tình trạng tổn thương do tế bào gốc tự do gây ra khi cơn hen suyễn tái phát. Các thử nghiệm của nghiên cứu cho thấy, sau khi uống tía tô, nhiều người đã thuyên giảm một số triệu chứng của hen suyễn. Thêm vào đó, các cơn hen, khó thở hình thành là do chất histamin – thành phần trung gian gây co thắt phế quản, viêm, dị ứng. Đặc biệt, thành phần luteolin trong tía tô có thể kháng histamin, giảm thiểu các triệu chứng dị ứng, ngăn ngừa cơn hen suyễn tái phát. Vào năm 2000, một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Archives of Allergy and Immunology”, về hiệu quả của tía tô với người bệnh hen suyễn trong 4 tuần cho thấy, vào cuối tuần thứ tư, các bệnh nhân đã cải thiện các chức năng phổi và cải thiện đường thở.

Bạn có thể pha nước lá tía tô để chữa hen suyễn như sau. Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: lá tía tô, chanh tươi, nước lọc. Bạn rửa sạch lá tía tô, rồi để ráo nước. Sau đó, đun nước sôi, bỏ lá tía tô vào, đun thêm khoảng vài phút rồi tắt. Sau khi nước nguội, bạn đổ nước vào chai thủy tinh và cho vài lát chanh vào rồi thưởng thức.

Trên đây là một số bài thuốc phương nam dùng để chữa hen suyễn. Trong quá trình sử dụng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để tham khảo ý kiến.

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích trong quá trình điều trị hen suyễn của mình.