Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính Là Gì? Triệu Chứng Nguyên Nhân Cách Điều Trị Bệnh

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính


Phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý về hô hấp thường gặp khiến cho người bệnh khó thở, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau tim mạch và ung thư


Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính Là Gì

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh hô hấp gây khó thở vì đường hô hấp bị hẹp lại. Khi bệnh tiến triển, người bệnh cảm thấy rất khó thở ra thậm chí khi hít vào. Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra tình trạng suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hằng ngày khi đó chất lượng cuộc sống bị giảm xuống.

 

Triệu Chứng Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính

Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra những tác động, dấu hiệu trực tiếp ở hệ thống hô hấp, cụ thể là:
•    Tình trạng ho mãn tính thường xuyên kéo dài
•    Những cơn ho có đờm, đờm có màu trắng, vàng xám, xanh lá cây thậm chí có thể thấy đờm kèm theo máu
•    Bị nhiễm trùng đường hô hấp và tình trạng cảm cúm, cảm lạnh tái đi tái lại
•    Thở nhọc nhằn, khó thở hoặc thở gấp
•    Ngực cảm thấy bị thắt chặt lại và đau
•    Thở khò khè cảm thấy mệt mỏi kéo dài
•    Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh
Đây là những triệu chứng ban đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Hầu hết những người bệnh hay chủ quan trước những triệu chứng này thế nên không có định khám và điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh tắc phổi mãn tính thấy các triệu chứng nặng cần điều trị tại bệnh viện như:
•    Khó thở trở nên không nói thành lời
•    Miệng, môi, móng tay, chân của người bệnh trở nên tím tái có màu xanh, xám cho thấy nồng độ oxy trong máu rất thấp
•    Trạng thái lơ mơ không tỉnh táo như bình thường
•    Tim đập nhanh hoặc rất nhanh
•    Các triệu chứng ban đầu trở nên ngày càng nặng

Nguyên Nhân Gây Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính

Những nguyên nhân làm tổn thương hoặc tắc nghẽn tại các mô phổi làm cho tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính trở nên nặng hơn. 
Các tổn thương này xảy ra khi bạn hít phải các chất có độc tố gây hại có trong môi trường ở thời gian dài. Và bất kể đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh kể cả người lớn hay trẻ em. Những chất có các độc tố là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm:
•    Tiếp xúc nhiều với bụi tại nơi làm việc hóa chất và ô nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời (bao gồm khói củi hoặc chất đốt sinh khối) có thể góp phần gây ra COPD
•    Khi hít khói thuốc lá hoặc hút thuốc lá lâu dài có nguy cơ cao 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
•    Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên, đặc biệt là với trẻ nhỏ
Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Các biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh tắc nghẽn mãn tính nếu không điều trị kịp thời. Một số biến chứng của bệnh bao gồm:
•    Các vấn đề sức khỏe về tim: Nếu ở giai đoạn nặng ở bệnh COPD tim sẽ bị rối loạn, đập nhanh, dẫn đến suy tim
•    Bệnh cao huyết áp: COPD mãn tính có thể gây ra áp suất cao trong các mạch đưa máu đến phổi của người bệnh gắng tăng áp phổi, tăng huyết áp
•    Nhiễm trùng hô hấp: Cảm lạnh thường xuyên, viêm phổi nặng mà không thể chữa khỏi là những biến chứng ở người bệnh COPD

Cách Chữa Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính

Phương pháp điều trị thiết thực nhất đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là:
•    Ngừng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói bụi. 
•    Điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn
•    Tiêm ngừa cúm đã được chứng minh làm giảm bệnh nặng và tử vong ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, vì thế bạn nên tiêm ngừa mỗi năm 1 lần. 
•    Nếu điều trị tại bệnh viên, người bệnh phải theo các chỉ định của bác sĩ như xét nghiệm chức năng phổi, đo hô hấp kế, chụp X-quang hay CT scan ngực, khí máu động mạch để bác sĩ có kết luận chính xác.
•    Phẫu thuật: là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà dùng thuốc không có hiệu quả.

>>> Tìm hiểu giải pháp hỗ trợ điều trị COPD

Máy thở cpap là gì giá bao nhiêu loại nào tốt mua ở đâu


Phòng Ngừa Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính

Để phòng ngừa hoặc ngăn chặn tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tái phát người bệnh cần thực hiện:
Bỏ thói quen hút thuốc lào, thuốc lá.
•    Hạn chế tiếp xúc với các khí, hóa chất, khói bụi độc hại, bụi. Nếu công việc phải tiếp xúc không thể tránh khỏi (do nghề nghiệp) cần có bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn. Vệ sinh họng, miệng, răng sạch là điều cần thiết để không mắc bệnh đường hô hấp.
•    Tránh tắm nước lạnh, không cho quạt xoáy trực tiếp vào người, nên để nhiệt độ máy lạnh 26-27 độ, hạn chế ra ngoài khi trời lạnh.
•    Tập thể dục hằng ngày, để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.
•    Bài tập hít thở rất tốt đối với người bệnh COPD, nên tập mỗi ngày để cải thiện sự thở.

>>> Xem ngay máy bipap hỗ trợ thở không xâm lấn 2 mức áp lực

Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính

Chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh phổi mãn tính không hẳn sẽ làm giảm bệnh lý nhưng nó giúp họ chống lại nhiễm trùng, bao gồm các nhiễm trùng trong lồng ngực có thể dẫn đến nhập viện. Đồng thời, thói quen ăn uống lành mạnh cũng giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. 
Việc duy trì chế độ dinh dưỡng để chiến đấu với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Bạn chỉ cần thực hiện theo các lời khuyên về chế độ ăn cân bằng, đầy đủ.
•    Thực phẩm giàu protein: Bổ sung thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn như các loài động vật ăn cỏ, thịt gia cầm, trứng và cá - đặc biệt là các loài cá chứa nhiều chất béo: cá hồi, cá mòi, cá thu.
•    Carbohydrate hỗn hợp: Đậu hà lan, khoai tây còn nguyên vỏ, đậu lăng,...giúp cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.
•    Thực phẩm giàu kali: Bơ, măng tây, cam, chuối,...rất tốt với sức khỏe của chức năng phổi.

Xem thêm topic Những lời khuyên bổ ích cho người bị phổi tắc nghẽn mãn tính
 
Lưu ý khi dùng đồ uống

Với những người bệnh tắc phổi mãn tính COPD nên cố gắng uống nhiều nước thường xuyên. Uống từ 6-8 cốc nước và không nên dùng nước uống có chứa caffeine mỗi ngày. Bên cạnh đó nên hạn chế sử dụng trà, soda và nước tăng lực, rượu bia. Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp chất nhầy loãng hơn và bạn có thể dễ dàng loại bỏ chúng khi ho.
Các bác sĩ khuyên, khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào như: khó thở, ho, khò khè và có hiện tượng tăng tiết chất nhầy và đờm.... cần đi khám ngay chuyên khoa hô hấp để được tầm soát, sàng lọc và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.