Người bệnh COPD khi nào cần sử dụng máy trợ thở tại nhà?

Người bệnh COPD khi nào cần sử dụng máy trợ thở tại nhà?


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (còn được gọi tắt là COPDbệnh COPD) gây tắc nghẽn đường thở kéo dài nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Khi có biểu hiện khó thở, người bệnh phải dùng đến máy thở để hỗ trợ việc cung cấp oxy và thải khí cacbonic. Khi triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian thì việc dùng máy thở tại nhà là điều cần thiết để cải thiện đường thở. Hãy cùng tìm hiểu xem người bệnh COPD khi nào cần sử dụng máy trợ thở tại nhà nhé!

 Máy trợ thở gần như là sản phẩm không thể thiếu trong điều trị người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Máy trợ thở gần như là sản phẩm không thể thiếu trong điều trị người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Trường hợp nào cần được thở oxy tại nhà?

Những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ nặng luôn có tình trạng cản trở dòng khí ra khỏi phổi, không khí không được đổi mới thường xuyên. Bên cạnh đó, do vách các phế nang (túi chứa khí của phổi) cũng bị phá hủy, lại càng làm cản trở sự trao đổi khí, do vậy làm nồng độ khí oxy trong máu bệnh nhân bị giảm, tích đọng nhiều khí cacbonic. Tình trạng thiếu oxy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan đặc biệt là tim.

Việc sử dụng thuốc giãn phế quản thường chỉ mang lại hiệu quả cho những phần phế quản, tiểu phế quản có co thắt cơ trơn, tăng trương lực cơ trơn phế quản. Tuy nhiên, với những phần đường thở nhỏ đã bị xẹp do đứt gãy các sợi liên kết quanh tiểu phế quản, đứt gãy các vách phế nang, hoặc do phì đại cơ trơn đường thở thì thuốc giãn phế quản hầu như không có tác dụng.

Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Trong những trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ nặng, có giảm oxy và tăng khí cacbonic kéo dài cần được cho thở máy. Những trường hợp chỉ có oxy giảm kéo dài mà chưa kèm tăng khí cacbonic thường chỉ cần thở oxy dài hạn là đủ. Cụ thể là các trường hợp áp lực riêng phần của oxy trong máu động mạch < 50mmHg, hoặc áp lực riêng phần oxy trong máu động mạch từ 51-55mmHg nhưng kèm theo một trong các dấu hiệu của tâm phế mạn hoặc suy hô hấp mạn tính.

Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện liệu pháp oxy ngay tại nhà.
Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện liệu pháp oxy ngay tại nhà. (Ảnh: Internet)

Các loại máy thở dùng tại nhà

Có nhiều máy thở do nhiều hãng sản xuất bán ra, tuy nhiên, đều được xếp vào hai nhóm chính là CPAP và BiPAP, trong đó:

Máy thở CPAP: Bao gồm các máy thở luôn tạo ra dòng áp lực ổn định trong cả thì hít vào và thở ra của người bệnh. Những máy thở loại này thường có giá thành hạ, giúp cải thiện oxy máu, giảm khí cacbonic máu, nhưng thường gây mệt cho bệnh nhân.

Máy thở BiPAP: Máy này tạo áp lực dương ở thì hít vào và thở ra ở hai mức áp lực khác nhau, trong thì hít vào: Áp lực đẩy mạnh hơn (thường từ 9 – 20cmH2O), trong khi ở thì thở ra: Áp lực đẩy của máy giảm đi nhiều (5-9cmH2). Do vậy vừa đảm bảo cải thiện oxy, và giảm khí cacbonic máu, mà lại giúp trợ thở cho người bệnh, và do vậy bệnh nhân đỡ mệt.
 

Máy trợ thở CPAP và BiPAP có ngoại hình gần như tương tự nhưng có cách thức hoạt động khác nhau.
Máy trợ thở CPAP và BiPAP có ngoại hình gần như tương tự nhưng có cách thức hoạt động khác nhau. Trong hình, 1: máy trợ thở 3B Auto CPAP LUNA II; 2: máy trợ thở Auto BiPAP G2S B25T.

Các thông tin cần biết khi thở máy

Khi chỉ định thở máy cho bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa hô hấp sẽ đưa ra thông số cụ thể cho máy thở, sau đó bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên về thở máy sẽ thực hiện việc cài đặt thông số. Máy thở sau đó được nối với một ống dẫn không khí, và nối tới mặt nạ thở máy.

Sau đó bật cho máy thở chạy. Kiểm tra chắc chắn đã có dòng khí thì tiến hành chụp mặt nạ này lên mũi, hoặc mũi – miệng (như hình) để thở máy cho các bệnh nhân. trường hợp cần thở oxy thì nối thêm dây oxy vào mặt nạ cho người bệnh. Người bệnh thường được yêu cầu thở oxy từ 15-18 tiếng một ngày, buổi tối khi đi ngủ cần phải thở hơn cả ban ngày.

Chế độ máy thở chỉ được xem là phù hợp cho người bệnh khi giúp cải thiện được oxy, giảm được cacbonic máu, và đồng thời làm bệnh nhân bớt khó thở, cảm thấy dễ chịu hơn, khỏe hơn. Ngay cả khi có chế độ thở máy phù hợp, bệnh nhân luôn cảm thấy dễ chịu với chế độ thở máy và các thuốc điều trị, người bệnh cũng nên gọi điện thoại tư vấn bác sĩ hoặc thực hiện khám lại và làm xét nghiệm nhằm đánh giá lại liều lượng thở oxy ít nhất 1 tháng một lần.

 Người bệnh COPD cần chọn mua máy trợ thở tại hệ thống showroom thiết bị y tế uy tín.
Người bệnh COPD cần chọn mua máy trợ thở tại hệ thống showroom thiết bị y tế uy tín.

maytrotho.vn hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc, đặc biệt là người mắc bệnh COPD, biết được khi nào cần sử dụng máy trợ thở tại nhà. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng máy trợ thở tại nhà đúng cách và đạt hiệu quả tối ưu nhé!