Máy trợ thở khi ngủ có thật sự hiệu quả với bệnh nhân ngưng thở

Ngưng Thở Khi Ngủ Dùng Máy Trợ Thở Có Hiệu Quả Không


Như đã xem bài viết của page Matrotho Luna về sự nguy hiểm của bệnh ngưng thở khi ngủ và được bác sĩ khuyên nên sử dụng máy trợ thở khi ngủ thì topic này sẽ giải đáp cho người bệnh biết thật sự sản phẩm có đem lại hiệu quả với bệnh nhân hay không để yên tâm khi sử dụng tại nhà cho giấc ngủ an lành.


 

Hoạt động của máy trợ thở khi ngủ

 

Tổng quát về máy trợ thở còn gọi là máy Cpap

Gồm 3 phần chính:

  • Mặt nạ (bao gồm nhiều loại để lựa chọn: dạng mũi miệng, dạng mũi, dạng canule …)

  • Ống dẫn khí: nối mặt nạ với máy chính

  • Máy chính: mô – tơ cung cấp một áp lực dương liên tục vào ống dẫn khí

Một số máy có thể có thêm bộ phận làm ẩm, giúp người sử dụng dễ chịu hơn, dễ dung nạp hơn. Máy nhỏ, nhẹ và chạy êm. Tiếng động do máy tạo ra rất nhỏ và theo chu kỳ.
Là một điều trị được xem là hiệu quả nhất đối với bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ. Hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra những cơn ngưng thở ngắn, lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Hậu quả là giảm oxy mô, trong đó có mô não, tim và các cơ quan quan trọng khác.
Áp lực cung cấp cấp bởi sản phẩm giúp đường thở không bị xẹp trong khi ngủ ở những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Hiện tại, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã có nhiều dạng máy cung cấp áp lực dương với tính năng đa dạng phù hợp với các loại bệnh lý ngưng thở khi ngủ khác nhau, ví dụ như:

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: CPAP, APAP: Auto-Positive Airway Pressure: máy áp lực dương tự điều chỉnh.

  • Hội chứng ngưng thở trung ương: ASV: Adaptive Servo Ventilation: Máy trợ thở kiểu trung ương.

Bệnh nhân cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ  chuyên khoa để có chỉ định phù hợp nhất.

>> Xem topic biết thêm về máy thở cpap là gì giá bao nhiêu

 

Hoạt động vận hành của máy trợ thở khi ngủ


Khi nằm ngủ, các cơ quan sẽ được thư giãn để hồi phục. Khi đó các cơ vùng hầu họng cũng thư giãn. Tùy theo mỗi người, các cơ sẽ thư giãn với mức độ khác nhau.
Nếu thư giãn quá mức, các cơ vùng hầu họng sẽ chùng xuống, làm xẹp và nghẹt đường hô hấp. Lúc đó cơ thể vẫn có cử động hô hấp, nhưng không khí không đi vào được trong phổi. Hiện tượng đó gọi là Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.
Máy thở tạo ra dòng khí áp lực dương, liên tục thổi vào đường hô hấp. Áp lực khí giúp nâng đỡ cơ vùng hầu họng, không cho cơ xẹp xuống. Do đó, đường thở luôn được mở thông suốt.

 

Máy trợ thở khi ngủ chữa bệnh gì ?

Thường được bác sĩ chỉ định cho:

  • Những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nặng.

  • Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định trong những trường hợp trẻ em có hệ hô hấp không hoàn thiện như hội chứng suy hô hấp hay thiểu sản phế quản phổi.


Máy trợ thở khi ngủ cho người già

Hiện nay, có rất nhiều dòng sản phẩm dành cho người già.
 
Dưới đây là một số loại máy đã và đang được bác sĩ sử dụng để điều trị bệnh Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Máy trợ thở 3B AUTO CPAP LUNA II

Xuất xứ tại Mỹ và được chứng nhận FDA đạt tiêu chuẩn chất lượng Hoa Kỳ, sử dụng hệ thống thông minh tự động, nhằm mục đích mang lại áp lực tích cực cho việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn. Máy tạo ẩm phù hợp theo chỉ định làm ấm và làm nóng không khí, tự động điều chỉnh để cung cấp áp lực cần thiết khi thở trong đêm, giúp cho bệnh nhân thoải mái trị liệu cải thiện giấc ngủ.


 


Máy trợ thở PHILIPS DREAMSTATION AUTO CPAP


Là máy trợ thở tự động 1 chiều sản xuất bởi Philips Respironics tại Mỹ. Thiết bị kiểu dáng đẹp, màu trắng sang trọng, có nhiều tính năng tiên tiến như kết nối bluetooth, SmartRamp, và OptiStart. Có bộ tạo ẩm và làm ẩm theo máy để khách hàng có thể thoải mái hơn khi sử dụng máy. 



Máy trợ thở AIRSENSE 10 AUTOSET CPAP


Máy điều trị ngưng thở Airsense 10 Autoset là dòng máy thở mới nhất của hãng ResMed. Airsense 10 AutoSet có tất cả các ưu điểm của dòng máy S9, và còn được nâng cao hơn. Máy giúp điều trị chứng ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ.
Với thiết kế hiện đại, nhỏ gọn, tinh xảo. Tất cả chức năng đều hoàn toàn tự động, giúp đường thở luôn thông suốt cả đêm.
Những dòng máy trợ thở được liệt kê trên, đều có giá thành cao, tuy nhiên tất cả đều điều trị rất hiệu với chứng “ngưng thở khi ngủ”.
Người bệnh để được sử dụng sản phẩm, trước hết phải được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn.