Các dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ em cần biết

Các dấu hiệu trẻ em bị viêm phế quản


Trẻ em mắc bệnh viêm phế quản có những dấu hiệu gì? Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con bạn? Và làm cách nào để điều trị bệnh? Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu các kiến thức này để hiểu hơn về căn bệnh này và có cách phòng ngừa hiệu quả cho con mình nhé.

Vì đâu mà trẻ mắc viêm phế quản?

Nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm phế quản là sự xâm nhập, tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây hại như tụ cầu, phế cầu quản, liên cầu khoản, virus cúm… Khi trẻ có sức đề kháng yếu hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn này tấn công và gây nên bệnh viêm phế quản.

Gợi ý xem: Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ em không nên bỏ qua

Vì đâu mà trẻ mắc viêm phế quản? (Ảnh: Internet)
Vì đâu mà trẻ mắc viêm phế quản? (Ảnh: Internet)

Những trẻ nằm trong đối tượng này thường có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn bình thường như:

  • Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá…

  • Trẻ sống trong không gian ẩm mốc, chật chội, có yếu tố độ ẩm cao…

  • Trẻ nhỏ có người thân trong gia đình có tiền sử bị hen suyễn.

  • Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với các tác nhân ngoại lai đến từ môi trường như phấn hoa, lông động vật…

  • Trẻ bị béo phì, thừa cân.

Trẻ nhỏ bị viêm phế quản có dấu hiệu gì?

Nếu các bậc cha mẹ nhận thấy những biểu hiện này của con, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám:

  • Trẻ có cảm giác đau, nóng rát ở cổ họng.

  • Trẻ ho nhiều và ho khan. Trẻ ho khan hoặc có đờm.

  • Trẻ thở nhắn và nhanh hơn bình thường.

  • Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ kèm theo dịch mũi, hơi thở khò khè. Dịch mũi của trẻ có màu xanh.

  • Trẻ bị đau tức vùng ngực, biếng ăn, mệt mỏi, nôn trớ.

Ở giai đoạn tiền phát, viêm phế quản có triệu chứng giống với bệnh viêm họng, ho sốt bình thường.

Trẻ mắc viêm phế quản có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ. (Ảnh: Internet).
Trẻ mắc viêm phế quản có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ. (Ảnh: Internet).

Vì vậy mà một số bậc cha mẹ cho rằng đây là những triệu chứng cảm sốt thông thường nên không điều trị kịp thời, nên tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Thậm chí có trường hợp tử vong.

Trẻ mắc viêm phế quản cha mẹ nên làm gì?

Tin vui là trẻ mắc viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì thế, các bậc cha mẹ nên học cách điều trị bệnh viêm phế quản này cho trẻ em như sau:

  • Luôn giữ ấm cho cơ thể của trẻ em, tránh để em bị lạnh, khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

  • Cho trẻ uống nhiều nước, thay thế bằng nước ép hoa quả.

  • Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng cho trẻ em bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc bằng nước ấm.

  • Khi trẻ bị sốt dưới 38,5 độ  nên chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Nếu trẻ sốt cao hơn 38,5 độ, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Cho trẻ uống nhiều nước để phòng tránh viêm phổi. (Ảnh: Internet)

Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế viêm phế quản. (Ảnh: Internet)

Cha mẹ phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ em như thế nào?

Cha ông ta thường nói, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì thế, các bậc cha mẹ nên học cách phòng ngừa để trẻ không mắc bệnh viêm phế quản như:

  • Luôn giữ ấm cơ thể của trẻ, đặc biệt là không được để trẻ bị nhiễm lạnh, trong những thời khắc giao mùa.

  • Đối với trẻ bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo… nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc những chất này.

  • Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, thoải mái.

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường ẩm mốc, ô nhiễm.

  • Tiêm vắc xin phòng các bệnh liên quan đến phổi.

  • Kiểm tra sức khỏe của trẻ định kì để phát hiện sớm tình trạng bệnh.

  • Mẹ bầu khi mang thai cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ lẫn con. Đặc biệt, sau khi sinh, nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

    Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. (Ảnh: Internet)

Cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám định kì để phát hiện sớm bệnh và có cách điều trị kịp thời. (Ảnh: Internet)

Trẻ mắc viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì thế, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, bạn nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để tham khám kịp thời.

Đọc ngay: Đáp án cho câu hỏi Tôi bị hen suyễn, nên kiêng ăn những gì?