Người hen suyễn có nên nuôi thú cưng hay không?

Kỳ thực, thú cưng không chỉ là vật nuôi trong gia đình mà còn là người bạn của con người. Sẽ khá cô độc nếu phải một mình chống chọi với căn bệnh hen suyễn, một con vật nuôi sẽ khiến hành trình ấy trở nên thú vị hơn. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng lông thú cưng sẽ khiến cơn hen tái phát nặng hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là, bệnh hen suyễn có nên nuôi thú cưng không?

Người hen suyễn có nuôi thú cứng được hay không

Hen suyễn có nên nuôi thú cưng không? (Ảnh: Internet)

Hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết này.

Nuôi thú cưng có gây hen suyễn không?

Nhiều người nghĩ rằng nuôi thú cưng gây nên hen suyễn. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Nguyên nhân chính của cơn hen suyễn đến từ một loại protein – có trong nước tiểu, nước bọt hay vảy da chết ở động vật. Vì thế, có thể nói thú cưng không phải là nguyên nhân chính gây nên cơn hen suyễn mà do thói quen tự liếm lông mình của thú cưng, nên chúng vô tình để các vi khuẩn protein kia bám vào lông và tác động lên con người.
Ngoài ra, bạn phải xét các loại cơn hen phế quản và mức độ của cơn hen để biết nuôi thú cưng có gây hen suyễn không? Có nhiều loại hen phế quản, xuất phát từ nhiều nguyên nhân cấu thành cơn hen, phải kể đến như, cơn hen do thời tiết gây nên, hen do dị ứng, hen do nhiễm trùng chẳng hạn. Nếu bạn đang mắc phải cơn hen không do dị ứng với thú cưng thì thú cưng chưa hẳn là gây tái phát cơn hen đâu nhé. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh hen suyễn của bạn đang ở mức độ tương đối nặng, hãy cân nhắc lại việc có nên nuôi thú cưng hay không? Bởi dẫu sao, thú cưng vẫn là một động vật có lông. Và chúng ta khó lòng kiểm soát được có bao nhiêu vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, mạt bụi… - tác nhân gây nên cơn hen suyễn – có thể vô tình bám lên lông của chúng.

Phương pháp giảm ảnh hưởng của thú cưng lên cơn hen

Như đã nói ở đầu bài, thú cưng không chỉ là vật nuôi trong gia đình bạn mà là người bạn đồng hành và thành viên trong gia đình của bệnh nhân hen suyễn. Đôi khi, việc buộc phải rời xa thú cưng để điều trị bệnh hen suyễn sẽ khiến tâm trạng của bạn trở nên xấu đi và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Thay vì như thế, bạn hãy thử áp dụng một số phương pháp giúp giảm ảnh hưởng của thú cưng lên cơn hen mà vẫn có thể kề cạnh người bạn kia nhé:
Xây nhà mới cho thú cưng của bạn
Đây là một trong những cách giúp bạn hạn chế việc tiếp xúc quá nhiều với thú cưng gây tái phát cơn hen suyễn. Hãy để chúng có ngôi nhà riêng để ngủ nghỉ và thời gian còn lại, hãy cố gắng điều trị bệnh hen suyễn bạn nhé. Đặc biệt đây cũng là cách giúp bệnh nhân hen suyễn hạn chế thú cưng vào phòng ngủ hoặc những nơi bệnh nhân thường xuyên sử dụng hằng ngày. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc quá nhiều với lông hoặc nước tiểu của thú cưng để tránh tái phát cơn hen.

Xây nhà mới cho thú cưng

Xây nhà mới cho thú cưng của bạn. (Ảnh: Internet).

Cách ly thú cưng với các vật dụng hằng ngày
Bạn hãy giữ thú cưng cách ly với một số vật dụng hằng ngày, chẳng hạn như thảm, rèm, nội thất bọc vải, đồ chơi nhồi bông… Đây cũng là một trong những cách giúp giảm thiểu tối đa các vi khuẩn gây hại lan truyền vào cơ thể con người. Song song với đó, bạn hãy thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho thú cưng bằng một số loại sữa tắm có tác dụng loại trừ các loại vẩy da chết của động vật nhé. Thêm vào đó, sau khi chơi với thú cưng, hãy tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo mới bạn nhé.
Người thân bệnh nhân hỗ trợ giúp đỡ
Thay vì lo lắng, ngăn cấm bệnh nhân hen suyễn nuôi thú cưng, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ thú cưng hoặc chỗ ở của thú cưng. Người thân nên hạn chế để bệnh nhân hen suyễn vệ sinh chuồng của thú cưng vì sẽ khiến cơn hen tái phát nghiêm trọng nếu chẳng may vi khuẩn vào hệ hô hấp của bệnh nhân. Ngoài ra, bạn nên sử dụng máy hụt bụi có sử dụng bộ lọc HEPA hoặc sử dụng bộ lọc không khí để loại bỏ lông và chất tiết của vật nuôi.
Nuôi thú cưng khác
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc và giải pháp để giảm thiểu tình trạng thú cưng gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh hen suyễn. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số thú cưng khác ít khi gây dị ứng hen suyễn cho bạn như: rùa, cua Hermit, cá cảnh…
Trên đây là một số phương pháp giúp người bệnh hen suyễn kiểm soát ảnh hưởng của thú cưng lên cơn hen suyễn. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi, “hen suyễn có nên nuôi thú cưng hay không?”.